Là người gây dựng và thành lập nên một công ty công nghệ nổi tiếng trên thế giới là điều mà ai cũng mơ ước. Song ngay cả khi ấy, đừng nghĩ rằng bạn có thể ngồi mãi ở chiếc "ghế nóng" mà không lo lắng tới việc bị cho nghỉ việc".
Dưới đây là 8 CEO từng gặp phải tình cảnh "dở khóc dở cười" khi bị "đá" khỏi chính công ty mà mình đã gây dựng với những lý do khác nhau.
Steve Jobs, CEO Apple
Đồng sáng lập Apple, Steve Jobs nổi tiếng với tuyên bố rời bỏ công ty vào năm 1985, sau khi bất đồng quan điểm với CEO John Sculley. 12 năm sau, Apple đã "sửa sai" bằng cách mua lại công ty khởi nghiệp NeXT Computer do Jobs thành lập, qua đó gián tiếp đưa ông trở lại nhà của mình.
Mọi thứ dường như nằm trong kế hoạch của Steve Jobs, khi chỉ vài tháng sau khi trở lại Apple, ông thuyết phục được hội đồng quản trị "hất cẳng" những tàn dư còn sót lại, đồng thời buộc CEO Gil Amelio từ chức. Rốt cuộc, Steve Jobs đích thân ngồi vào chiếc ghế CEO, và trở thành huyền thoại cùng Apple.
Travis Kalanick, CEO Uber
Mặc dù là đồng sáng lập của Uber, song CEO Kalanick vẫn bị buộc phải rời Uber vào tháng 7/2017 sau quyết định của hội đồng quan trị.
Nguyên nhân là do một loạt vụ bê bối đã xảy ra - bao gồm chiến dịch #DeleteUber với hơn 200.000 người xóa ứng dụng đặt xe, cho đến các cáo buộc về đạo đức văn hóa công ty,...
Jack Dorsey, CEO Twitter
Năm 2006, Jack Dorsey cùng Ev Williams thành lập nên mạng xã hội Twitter. Hai năm sau, Williams đã sa thải đồng nghiệp của mình khỏi vai trò CEO - mặc dù chính Dorsey là người đã đóng góp ý tưởng ban đầu về mạng xã hội.
Điều này đã không khiến Dorsey nản lòng. Ông thành lập Square nền tảng thanh toán di động, đưa công ty cán mốc 31 tỷ USD vào năm 2009. CEO Facebook là Mark Zuckerberg thậm chí đã cố gắng thuê Dorsey sau khi anh rời Twitter, nhưng bất thành.
Năm 2015, Dorsey được đưa trở lại Twitter với tư cách là CEO tạm thời, tiếp quản công việc của cựu lãnh đạo Dick Costolo. Không lâu sau, ông trở thành CEO chính thức và củng cố vững chắc vị trí của mình cho tới nay.
Parker Conrad, CEO Zenefits
Parker Conrad thành lập Zenefits năm 2013. Đây là công ty phần mềm dựa trên nền tảng đám mây giúp chủ doanh nghiệp xử lý nguồn nhân lực hiệu quả.
Tuy nhiên sau đó ít lâu, ông đã rời đi sau một cuộc tranh cãi về vấn đề các đại lý được cấp phép.
Conrad sau đó ra mắt Rippling, một dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp cách xử lý nguồn nhân lực nhằm cạnh tranh với công ty cũ.
Palmer Luckey, CEO Oculus
Palmer Luckey là người sáng lập công ty thực tế ảo Oculus VR, và nay đã thuộc Facebook sở hữu. Mặc dù mới chỉ 26 tuổi, nhưng Luckey sớm cho thấy được tài năng của mình.
Tuy nhiên, ông đã bị buộc phải rời khỏi cả hai công ty vào tháng 3/2017. Nguyên nhân là bởi trước đó, có thông tin rằng Luckey đã tài trợ cho một nhóm tổ chức chống đối bà Hillary Clinton.
Andrew Mason, CEO Groupon
Andrew Mason, người sáng lập trang web giảm giá Groupon, là một đại diện tiêu biểu trong danh sách này khi ông bị sa thải vào năm 2013. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư thất vọng với tình hình tài chính không được như kỳ vọng ban đầu.
Sau đó, Mason nhanh chóng thành lập một công ty khởi nghiệp có tên là Detour, chuyên thực hiện các chuyến tham quan du lịch bằng âm thanh dành cho người dùng smartphone.
Jerry Yang, CEO Yahoo
Là một trong những người sáng lập nên Yahoo, Jerry Yang đã trở thành CEO của công ty vào cuối những năm 1990. Một năm sau, ông từ chối giá thầu mua lại từ Microsoft, khiến cổ phiếu Yahoo lao dốc.
Hội đồng quản trị sau đó liên tục gây áp lực buộc Jerry Yang phải rời đi, và cuối cùng anh đã như họ mong muốn.
Martin Eberhard, CEO Tesla
Tesla ngày nay gắn liền với tên tuổi của tỷ phú Elon Musk. Song ít ai còn nhớ cái tên Martin Eberhard cũng là đồng sáng lập kiêm CEO của hãng xe điện nổi tiếng nước Mỹ.
Năm 2007, ông bị thay thế một cách khó hiểu sau khi nhận cuộc gọi từ Elon Musk, nói rằng hội đồng quản trị đã họp kín mà không có ông. Người đứng lên với tư cách CEO tạm thời là Michael Marks, một nhà đầu tư sớm của Tesla.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!