Chất lỏng là một trong những trạng thái vật chất phổ biến. Hình dạng của chất lỏng thường được xác định bởi vật chứa chất lỏng. Chất lỏng tồn tại dưới nhiều thể khác nhau như thể rắn, thể lỏng, thể khí… Chất lỏng có nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống như làm chất bôi trơn, làm dung môi, chất làm lạnh hay thậm chí là chất truyền năng lượng trong hệ thống thủy lực. Tuy nhiên, chất lỏng còn có vô vàn đặc tính và ứng dụng kỳ lạ mà nhiều người chưa từng biết đến.
Dưới đây là 10 thí nghiệm khoa học kỳ lạ sử dụng chất lỏng:
1. Quả cầu chuyển động chậm
Sử dụng 1 loại chất lỏng có sức căng bề mặt lớn như mật ong, 1 quả cầu nặng (viên bi thép) và 1 vật chứa hình cầu có độ lớn hơn gấp đôi quả bóng. Đặt quả cầu nặng trong vật chứa hình cầu, đổ chất lỏng vào vật chứa sao cho chất lỏng chiếm diện tích gần một nửa quả cầu. Người dùng có thể thay đổi lượng chất lỏng để thay đổi tốc độ di chuyển của quả cầu.
2. Sử dụng nước để tạo lửa
Chuẩn bị một vật chứa bằng nhựa hoặc thủy tinh có hình dạng cong. Đổ đầy nước vào trong vật chứa. Gập 4 lần tờ giấy. In hoặc tô đậm dấu màu đen trên một mặt của tờ giấy. Đặt vật chứa nước gần tờ giấy ngoài trời nắng, tập trung ánh sáng vào vùng tô đen trên giấy. Sau một thời gian, tờ giấy sẽ bốc cháy.
3. Túi kỳ diệu không thủng
Chuẩn bị một chiếc túi khóa zip, một số chiếc bút chì và nước. Đổ đầy nước vào chiếc túi. Kéo khóa zip và đâm từng chiếc bút chì xuyên qua chiếc túi. Hầu như nước bên trong túi không bị phun ra ngoài dù chiếc túi bị thủng.
4. Chất lỏng xếp tầng
Chuẩn bị 1 bình thủy tinh hoặc 1 chai có độ cao tương đối, nước rửa bát, dầu thực vật, si-rô ngũ cốc, cồn, nước và màu thực phẩm. Đầu tiên, đổ một chút si-rô ngũ cốc rồi đến nước rửa bát, màu thực phẩm pha nước, dầu thực vật và cuối cùng là cồn pha màu thực phẩm.
5. Chai vô hình
Chuẩn bị glycerin, 1cốc thủy tinh và 1 chai thủy tinh. Đổ đầy glycerin vào cả cốc và chai thủy tinh. Đặt chai thủy tinh vào trong cốc, chiếc chai sẽ trở nên vô hình.
6. Chất lỏng nhảy múa
Chuẩn bị một loa, thiết bị điều chỉnh tần số, bột ngũ cốc, nước và túi ni-lông để bảo vệ loa. Cho 1/2 chén bột ngũ cốc vào bát, thêm vào 1/4 cốc nước và trộn đều. Đổ hỗn hợp này lên mặt loa và chọn tần số 60 Hz.
7. Màng ngăn nước kỳ diệu
Chuẩn bị 2 cốc thủy tinh giống nhau, 1 cốc đựng nước nóng và 1 cốc đựng nước lạnh, màu thực phẩm và 1 miếng ni-lông hoặc 1 miếng bìa cứng mỏng. Thêm màu thực phẩm khác nhau vào hai cốc, sau đó đặt một cốc nước lạnh lên trên cốc nước nóng với tấm bìa cứng chắn giữa. Lộn ngược hai cốc nước đang chồng lên nhau và rút tấm bìa cứng ra. Nước nóng sẽ nổi lên phía trên của phần nước lạnh mà không bị hòa tan vào nhau.
8. Hiệu ứng Leidenfrost
Chuẩn bị một chiếc chảo, nước và bếp. Đun nóng chiếc chảo trong khoảng 4 phút và thêm nước vào chảo. Thay vì bốc hơi, nước sẽ liên tục xoay vòng thành dòng bên trong chảo.
9. Ảnh xoay chiều
Đặt một phần của bức tranh hoặc một từ phía sau một cốc thủy tinh và chiêm ngưỡng cảnh hình ảnh xoay chiều khi thêm nước vào trong cốc.
10. Chất lỏng biến hóa
Chuẩn bị 1 cốc thủy tinh lớn, 1 cốc thủy tinh vừa, 3 cốc thủy tinh nhỏ, si-rô ngũ cốc, một số ống pipet, màu thực phẩm và một vài kẹp giấy. Đầu tiên, đổ si-rô ngũ cốc vào cốc thủy tinh lớn và vừa, đặt cốc thủy tinh vừa vào bên trong cốc thủy tinh lớn. Sử dụng những chiếc kẹp giấy để ngăn không cho cốc thủy tinh vừa di chuyển bên trong cốc thủy tinh lớn. Đổ si-rô ngũ cốc vào 3 cốc nhỏ, thêm màu thực phẩm và khuấy đều. Sử dụng pipet để lấy màu từ 3 cốc nhỏ và thêm 3 chấm màu vào bề mặt cốc vừa. Khi xoay cốc vừa, bạn sẽ thấy các chấm màu kéo dài thành từng dải màu, tuy nhiên, khi quay về vị trí cũ, các dải màu lại biến trở lại thành các chấm màu.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.