Các bệnh viện 115, Viện Y dược học dân tộc và nhiều bệnh viện khác, khu vực phía Nam thời gian qua đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân liên tục phải nhập viện trong tình trạng tương tự, với những triệu chứng như phù nề, cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm. Cụ thể như tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bình quân mỗi tháng tiếp nhận từ 100 - 150 bệnh nhân.
Tại một cửa hàng, loại thuốc đông y chữa đau xương khớp có giá dao động từ 100.000 đến 150.000 đồng. Bao bì chỉ toàn tiếng nước ngoài. Người bán khẳng định là hàng ngoại nhập và có tác dụng chữa đau xương khớp.
Còn tại một cửa hàng khác, cũng loại thuốc đó nhưng được cho là giúp an thần, ăn ngon ngủ khỏe và khẳng định là hàng thật. Tuy nhiên hình thức bất thường ở chỗ, cùng một loại thuốc tăng cân, một loại cho biết nhập từ Indonesia, một loại cho là của Malaysia nhưng lõi viên thuốc bên trong lại hoàn toàn giống nhau.
Theo thông tư của Bộ Y tế, nếu thuốc là hàng nhập khẩu, ngoài bao bì phải ghi cụm từ tiếng Việt "Xuất xứ", "Sản xuất tại", hoặc "Sản xuất bởi" kèm theo tên nước và vùng lãnh thổ và ghi rõ lô nhập khẩu. Tuy nhiên với những loại thuốc đỏ đen, tăng cân, giảm đau xương khớp tại các cửa hàng thuốc đông y lại hoàn toàn không. Không rõ thành phần, không rõ nguồn gốc. Đằng sau những viên thuốc là những hiểm nguy cho người dùng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!