Cụ thể, vụ kiện viện dẫn vụ bê bối Facebook để lộ thông tin của hàng chục triệu người dùng cho công ty dữ liệu Cambride Analytica hồi năm 2016. Tổng chưởng lý Washington cáo buộc Facebook đã không thực hiện được cam kết bảo vệ và tôn trọng quyền riêng tư của người dùng và yêu cầu mạng xã hội này trả tiền bồi thường.
Facebook cho biết đang xem xét đơn kiện và mong muốn tiếp tục thảo luận với Tổng chưởng lý ở Washington và các nơi khác. Tuy nhiên, vụ bê bối của Facebook được đánh giá là lớn hơn rất nhiều so với những gì họ thừa nhận.
"Bảo vệ dữ liệu an toàn cho người dùng luôn quan trọng hơn là kiếm tối đa lợi nhuận" - Mark Zuckerberg - CEO của Facebook từng khẳng định chắc nịch như vậy, tuy nhiên hàng loạt bê bối vi phạm quyền riêng tư của người dùng suốt thời quan qua đã chứng minh điều ngược lại.
Những tài liệu và các cuộc phỏng vấn tờ New York Times thu thập được cho thấy Facebook có một số chính sách chia sẻ riêng cho các đối tác thích hợp và vẫn để một số công ty tiếp cận dữ liệu riêng tư của người dùng cho dù đã có biện pháp bảo vệ.
Ví dụ, Facebook cho phép hãng cung cấp video theo yêu cầu Netflix và hãng cung cấp sản phẩm nhạc số Spotify đọc tin nhắn riêng tư của người dùng, để hãng bán hàng qua mạng Amazon thu thập tên và thông tin liên lạc người dùng qua bạn bè của họ. Bên cạnh đó, những cái tên công nghệ lớn như Apple, Microsoft cũng là những đối tác được cấp nhiều quyền truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng.
Vụ bê bối của Facebook đã cho thấy dữ liệu cá nhân là loại hàng hóa có giá trị lớn như thế nào và được buôn bán trên quy mô lớn ra sao. Cho dù Facebook luôn khẳng định bảo vệ dữ liệu người dùng, tuy nhiên hàng loạt bê bối như vậy đã khiến niềm tin của người dùng sụt giảm.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, với việc Facebook mất hàng chục tỷ USD trong năm nay do bê bối dữ liệu, mạng xã hội này còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2019.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!