Thiếu quy định cho phép người đã qua đời có con

Thanh Hải (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 12/12/2018 19:50 GMT+7

VTV.vn - Trong khi pháp luật vẫn còn bỏ ngỏ, không chỉ người trong cuộc gặp khó khăn mà các cơ quan chức năng cũng rất bối rối giữa tính chất nhân đạo và quy định pháp luật.

Một em nhỏ chào đời mang theo biết bao niềm hạnh phúc, đặc biệt phải kể đến người cha người mẹ và người thân của đứa trẻ. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng có thể chạm được đến niềm hạnh phúc ấy. Mặc dù, hiện nay, với sự phát triển của y khoa, các phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của người đã qua đời đều có thể thực hiện được.

Cách đây gần 2 năm, người con trai duy nhất của bà Huyền ở quận Phú Nhuận bị ung thư. Trước khi xạ trị, gia đình bà đưa con đến Bệnh viện Từ Dũ xin trữ 3 mẫu tinh trùng. Khi con qua đời, bà Huyền gửi đơn đến Bệnh viện Từ Dũ xin thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho con dâu nhưng bệnh viện đã từ chối.

Trước khi con bà qua đời, hai gia đình mới chỉ kịp tổ chức đám cưới cho con mà chưa kịp hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn. Đây là lý do khiến con dâu của bà gặp khó khăn khi xin thụ tinh trong ống nghiệm.

Bệnh viện từ chối, bà Huyền lại làm đơn xin trả lại tinh trùng của con mình. Thế nhưng bệnh viện trả lời, phải có văn bản của phòng công chứng, xác định tinh trùng này có phải tài sản thừa kế của bà hay không.

Đại diện Phòng công chứng số 1 - TP.HCM cho biết, vấn đề này còn rất mới nên sẽ xin ý kiến các cơ quan liên quan trên tinh thần giải quyết đúng Luật Công chứng và Luật Dân sự, có xét đến yếu tố nhân đạo. Vị này cho biết thêm, khi các giao dịch dân sự mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh sẽ phải chờ bổ sung quy định pháp luật.

Thế nhưng, với những hoàn cảnh đặc biệt như bà Huyền và con dâu mong muốn có đứa con, đứa cháu ẵm, bồng, bà chỉ mong, có phép màu, được các cơ quan giải quyết linh hoạt.

Cơ quan chức năng giải quyết mọi việc theo pháp luật. Với nhiều người, lại không thể chờ bổ sung quy định và hi vọng chính là động lực giúp họ vượt qua nỗi đau.

Vướng quy định, không chỉ dập tắt bao hi vọng của người trong cuộc, mà còn khiến những người thực hiện pháp luật vô cùng khó xử. Theo các chuyên gia pháp lý, hiện nay, vấn đề cho phép người chết sinh con còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Một số văn bản pháp luật như Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình và Nghị định 10 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điệu kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Mặc dù chưa có điều khoản nào cho phép "người chết sinh con" nhưng các bệnh viện lại đang thực hiện việc lưu trữ phôi thai, trứng (noãn), tinh trùng. Liệu đây có phải "tài sản đặc biệt" được thừa kế và giúp các gia đình thực hiện nguyện vọng có con hay không? Các bệnh viện sẽ phải giải quyết như thế nào với các các "tài sản đặc biệt" đang gửi tại bệnh viện?

Giao lưu trực tuyến: “Thành tựu mới giúp tăng tỷ lệ thành công IVF - thụ tinh trong ống nghiệm” Giao lưu trực tuyến: “Thành tựu mới giúp tăng tỷ lệ thành công IVF - thụ tinh trong ống nghiệm” Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện thế nào? Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện thế nào? Lưu ý dành cho phụ nữ lớn tuổi muốn thụ tinh trong ống nghiệm Lưu ý dành cho phụ nữ lớn tuổi muốn thụ tinh trong ống nghiệm

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước