Theo mô tả của các bác sỹ, trẻ có riêng một chiếc điện thoại và mở xem suốt ngày. Kết quả học sa sút đến mức trẻ muốn nghỉ học, thường xuyên cãi lời cha mẹ. Khi bị tịch thu điện thoại, trẻ liên tục nhịn ăn sáng để góp tiền mua cái mới.
Đáng tiếc, đây không phải trường hợp cá biệt. Trên thực tế, có hàng vạn video trên mạng chứa nội dung không phù hợp với trẻ em. Có bao nhiêu phụ huynh cho con em xem "chị" candy, "anh" tam mao, baby shark... để dỗ trẻ ăn, hay đơn giản là để chúng ngồi yên một chỗ?
Tuần trước, tại TP. HCM, một bé trai 8 tuổi đã phải nhập viện cấp cứu vì học theo cách dạy ảo thuật thắt cổ trên YouTube. Trào lưu "Việt Nam nói là làm" từng chứng kiến biết bao hành động dại dột. Một ngôi trường ở TP.HCM năm nào cũng tiếp nhận từ 200 - 300 học sinh vào điều trị nội trú để cai nghiện game, thiết bị điện tử, cai nghiện YouTube... Rõ ràng, đây những hậu quả hoàn toàn có thật. Tiến sỹ Lê Minh Thuận, Trưởng Khoa Tâm lý học lâm sàng, Bệnh viện quận 2, TP.HCM là người đã bỏ ra nhiều công sức cho những công trình nghiên cứu dạng này. Ông cho rằng, đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!