Nằm ngay bên lề đường dẫn vào ga Hà Đông, mới nhìn qua ai cũng tưởng căn nhà xưởng này là một cơ sở thu mua phế liệu, với vô số vỏ chai thủy tinh bẩn thỉu được thu gom về đây.
Dù được sử dụng để đựng rượu, thế nhưng những chai thủy tinh phế liệu cũng chỉ được chùi rửa qua loa bằng một lần nước.
Theo ghi nhận, ngoài những bồn chứa inox lớn, bên trong căn nhà xưởng này không có dụng cụ chưng cất, lên men dùng để nấu rượu. Để sản xuất một chai rượu vang, từ bồn chứa này, một loại dung dịch màu đỏ được công nhân đổ vào chai thủy tinh, tiếp đó chuyển cho một người khác dùng vòi bơm thêm một loại dung dịch có mùi cồn vào chai.
Chỉ khoảng 30 phút, hàng trăm chai rượu pha trộn kiểu "áng chừng theo thói quen" được chuyển đến bộ phận đóng gói. Các loại nhãn mác, tem chống hàng giả được dán chi chít, biến chai thủy tinh phế liệu bẩn thỉu trở thành một chai rượu vang chính hãng. Thậm chí, những chai rượu này còn được trang trí thêm giỏ quà, thắt nơ để phù hợp với dịp Tết. Sản xuất siêu tốc nên giá mỗi chai rượu cũng siêu rẻ, chỉ 18.000 đồng, bằng giá 1 chai nước khoáng.
Dù quy trình sản xuất thô sơ, không đảm bảo vệ sinh, thế nhưng bà Hoa (chủ cơ sở) vẫn tự tin mỗi ngày sản xuất cả ngàn chai rượu bởi nhà có "ô to".
Nnhiều năm nay, loại rượu sản xuất siêu tốc, giá siêu rẻ này vẫn được tung ra thị trường mà không bị bất cứ cơ quan chức năng nào xử lý.
Theo thông tin từ chủ cơ sở, mỗi ngày, hàng trăm thùng rượu được chuyển đi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc tiêu thụ.
Chỉ trong khoảng 30 phút, hàng trăm chai rượu pha trộn dung dịch được gán nhãn mác, tem chống hàng giả và được đóng thùng, chuyển đi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc tiêu thụ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!