Tây Nguyên đang nóng lên vì tình trạng phá rừng

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 11/03/2020 15:03 GMT+7

VTV.vn - Hoang tàn vì bị đốt làm nương rẫy, phá rừng để lấy gỗ, không chỉ rừng nghèo mà cả rừng phòng hộ cũng bị tàn phá không thương tiếc là thực trạng đáng buồn ở Tây Nguyên.

GIA LAI: RỪNG PHÒNG HỘ THÀNH BÃI XẺ GỖ LẬU

Theo số liệu chưa đầy đủ từ cơ quan quản lý rừng 5 tỉnh Tây Nguyên, chỉ trong 3 tháng mùa khô tại địa bàn các tỉnh này đã xảy ra gần 100 vụ các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng; với các hình thức như phá rừng lấn chiếm đất rừng, đốt rừng làm nương rẫy…

Trong báo cáo mới nhất của UBND huyện Kong chro, tỉnh Gia Lai - một trong những địa điểm phá rừng có quy mô lớn và mới nhất tại Tây Nguyên, trong 2 tháng mùa khô tại khu vực rừng phòng hộ Krong Chro đã xảy ra 7 vụ phá rừng. 4 lần kiểm tra với đủ thành phần nhưng chỉ phát hiện 12 cây cổ thụ bị chặt hạ và chỉ đề xuất xử lý hành chính nhưng đến này vẫn chưa tìm ra thủ phạm để xử lý.

Không chỉ tại Gia Lai mà các tỉnh khác tại khu vực tây Nguyên đều xảy ra nạn phá rừng lấn chiếm đất rừng rồi mua bán sang nhượng với diện tích lên đến hàng trăm hecta. Điều đáng nói là có những vụ sau khi triệt hạ rừng, lâm tặc đi thành đoàn để đưa gỗ ra khỏi rừng.

CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN NÓNG VÌ PHÁ RỪNG

Theo số liệu của Chi Cục kiểm lâm vùng IV cuối năm 2019 cho thấy diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, rừng sản xuất và rừng tự nhiên khu vực Tây Nguyên liên tục biến động theo hướng giảm, trong vòng 3 năm từ 2016 đến 2018, diện tích rừng tự nhiên Tây Nguyên giảm tới 27.466 ha. Chất lượng rừng bị suy thoái mạnh, tỷ lệ rừng giàu còn rất thấp, chỉ khoảng 18,40%, tương ứng với diện tích 0,406 triệu ha; còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi.

Trước thực trạng rừng suy giảm mạnh, đứng trước nguy cơ bị suy thoái, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành phê quyệt Đề án khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030 nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng, tuy nhiên, diện tích rừng cứ ngày bị thu hẹp lại.

BẤT ỔN TRONG CÔNG TÁC GIỮ RỪNG

Điệp khúc địa bàn rộng, đi lại khó khăn, thiếu người nên khó phát hiện luôn được các địa phương đưa ra để lý giải tình trạng rừng bị phá. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hành vi phá rừng lấy gỗ dù rất phức tạp nhưng chưa nóng bằng hành vi phá rừng để chiếm đất rồi bán bởi giá trị lớn hơn nhiều. Nếu các vụ vi phạm không được xử lý dứt điểm, việc quản lý bảo vệ rừng sẽ không có hiệu quả.

Gia Lai phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn Gia Lai phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn “Nóng” tình trạng phá rừng chống người thi hành công vụ ở Đắk Lắk “Nóng” tình trạng phá rừng chống người thi hành công vụ ở Đắk Lắk Lâm Đồng: Ngang nhiên phá rừng thông, bán đất Lâm Đồng: Ngang nhiên phá rừng thông, bán đất

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước