Sông Sài Gòn là một trong những hệ thống sông lớn nhất ở các tỉnh phía Nam với chiều dài hơn 200km cùng diện tích lưu vực trên 5.000 km2. Sông Sài Gòn hiện là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu hộ dân ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và TP.HCM.
Sự phát triển quá nóng về kinh tế và xã hội đã và đang đặt sông Sài Gòn vào một tình thế cấp bách hơn bao giờ hết. Cụ thể, sông Sài Gòn đang trở thành nơi xả thải của hơn 40 khu công nghiệp, cùng với đó là nguồn thải khổng lồ từ sinh hoạt của hàng chục triệu dân. Chỉ tính riêng ở TP.HCM, mỗi ngày đêm có hơn 1,2 triệu mét khối nước thải sinh hoạt phát sinh, trong đó chỉ có khoảng 16% trong số đó được xử lý. Phần còn lại thải trực tiếp ra môi trường, trở thành nguồn gây ô nhiễm.
Theo các nhà khoa học, trong năm 2015, trên một nửa diện tích mặt nước hệ thống sông Sài Gòn có nồng độ BOD5 và COD vượt quy chuẩn từ 1 - 22,5 lần. Đây đều là những chỉ số quan trọng cho thấy nước sông Sài Gòn đã ô nhiễm ở mức nguy hiểm, điều kiện vệ sinh môi trường đã không còn an toàn cho người dân.
Sông Sài Gòn đang ô nhiễm ra sao? Ai và những nguyên nhân cụ thể nào đang đẩy nước sông Sài Gòn đến bờ vực nguy hiểm? Những tác động của việc nước sông Sài Gòn ngày càng trở nên ô nhiễm hơn? Tất cả các câu hỏi trên phần nào sẽ câu trả lời trong phần Tiêu điểm của chương trình Chuyển động 24h trưa ngày 26/7.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!