Cứ 3 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn. Xã hội càng hiện đại thì các con số ly hôn lại càng nhiều bởi tư duy và quan điểm của xã hội cũng thoáng hơn nhiều, hai người không hợp nhau, không muốn chung sống cùng nhau có thể đưa nhau ra tòa làm thủ tục ly hôn, chấm dứt một cuộc hôn nhân không hạnh phúc để bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng nó cũng chính là sự bắt đầu cho nỗi đau đớn khủng khiếp của những đứa trẻ.
Có muôn vàn lý do để người ta ly hôn nhưng người ta lại quên mất lý do để tiếp tục cuộc hôn nhân đã từng rất đẹp đẽ ấy. Như là những tâm tư và những câu hỏi mà những đứa trẻ luôn đặt ra trước mỗi cuộc ly hôn của cha mẹ mình: Tại sao bố mẹ lại không ở cùng và chăm sóc con, tại sao các bạn có đầy đủ bố mẹ mà con thì lại không? Những câu hỏi ngây thơ nhưng lại khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Mới đây, có một bức thư của một bạn nhỏ tại Nghệ An đã khiến nhiều người xúc động. Bức thư của em Lữ Thị Kim Chi (học sinh lớp 5B) viết dự thi viết thư quốc tế UPU năm 2020. Bố mẹ Kim Chi đã chia tay nhau. Em và chị gái hiện ở cùng bà nội. Trên trang giấy nhỏ, nét chữ nắn nót, em đã viết những điều mà em suy nghĩ để gửi tới mẹ.
Theo thống kê của Hội nghiên cứu trẻ em Mỹ về trẻ em trong các gia đình ly dị, trung bình 15% trẻ bị ức hiếp ở trường, 13% bỏ học giữa chừng, 60% trẻ học hành sa sút. Một nghiên cứu dài hạn tai Thuỵ Sĩ công bố năm 2010 cho thấy, trẻ có bố mẹ ly hôn tăng một cách rõ ràng các vấn đề về hành vi và cảm xúc hơn những đứa trẻ khác.
Ngoài những biểu hiện kể trên, trẻ có bố mẹ ly hôn còn găp phải những vấn đề tâm lý khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!