Người dân ĐBSCL bỏ quê, tha hương mưu sinh vì hạn mặn

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 01/05/2020 13:18 GMT+7

VTV.vn - Từng là vùng đất được phù sa bồi đắp nhưng khi "cơn bão" hạn mặn quét qua cũng là lúc hàng trăm gia đình bàn nhau tạm bỏ quê, tha hương xin việc.

Những người di cư bỏ lại sau quê hương miền Tây với những "trăn trở" buồn đó là tỷ lệ dân số tốt nghiệp THPT 11,3%, 10 người dân miền Tây chỉ có 1 người là tốt nghiệp cấp 3; Tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 9,7%. Đáng lo hơn,  tỷ lệ tăng dân số của vùng châu thổ sông Cửu Long cũng thấp nhất nước trong khi chỉ số già hóa dân số lại cao nhất. Trẻ em, tương lai của miền Tây cũng không được thụ hưởng giáo dục tốt bằng các vùng khác. 

Trong những ngày quá khứ tươi đẹp, vốn là vùng đất được phù sa bồi đắp, nên khắp vùng Ba Tri luôn phủ màu xanh của cây trái xum xuê. Sau nhiều năm bị "cơn bão" hạn mặn càn quét, những ngày này, đến Huyện Ba Tri của tỉnh Bến Tre, điều nhận thấy đầu tiên là màu xám của những vạt đồng khô cháy, nứt nẻ. Chỉ riêng tại ấp An Thuận, số người rời quê đã chiếm hơn 50% dân số. Số người tha hương tăng dần khi nắng hạn kéo dài. Trong đó, hầu hết là những người trong độ tuổi lao động - lao động chính của gia đình.

Không chỉ riêng tại huyện Ba Tri, kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 2019, đồng bằng sông Cửu Long là vùng có số người ly hương cao nhất nước. Hầu hết nguyên nhân đều do những tác động của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trước "cơn bão" hạn mặn liên tục, người dân nơi đây vẫn cần những giải pháp căn cơ hơn nữa, có tính bền vững hơn nữa. Ngược lại với bức tranh ảm đạm của Đồng bằng sông Cửu Long thì tại khu vực miền Đông Nam Bộ, sự phồn thịnh ngày càng thấy rõ, khiến những cuộc ly hương nơi đồng bằng sông Cửu Long trở thành tất yếu.

ĐBSCL: Vườn cây ăn trái có nguy cơ thiệt hại nặng nề do hạn mặn ĐBSCL: Vườn cây ăn trái có nguy cơ thiệt hại nặng nề do hạn mặn

VTV.vn - Suốt 4 tháng qua, khoảng 89 ngàn hecta vườn cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn về nước tưới do tác động của hạn hán và mặn xâm nhập.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước