Dù đã từng đăng ký bản quyền cho sản phẩm bình gốm do cơ sở mình sản xuất, nhưng anh Thắng vẫn phải đối mặt với việc xâm phạm bản quyền từ những cơ sở khác trong làng.
"Tôi rất bức xúc vì mỗi sản phẩm ra đời đều được chúng tôi đầu tư rất nhiều. Đó là trí tuệ, công sức, thời gian và yếu tố sáng tạo. Trong hoạt động kinh doan,h nếu chúng ta không sáng tạo thì không thể nào cạnh tranh được với thị trường và chúng ta tự hại nhau" - Anh Tạ Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Bát Tràng Family chia sẻ.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng gốm sứ được bày bán với nhiều kiểu dáng giống nhau. Điều này khiến cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, cũng không ít người mua phải những sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái thương hiệu. Do đặc điểm những mặt hàng gốm sứ làm thủ công nên rất khó để phân biệt hàng giả, hàng nhái. Chỉ cần một sản phẩm bán chạy được tung ra thị trường, ngay sau đó những cửa hàng khác cũng sẽ xuất hiện mặt hàng này. Không chỉ rao bán trên các trang mạng, các dòng sản phẩm bình gốm nhái thương hiệu cũng bày bán công khai tại các cửa hàng trong làng.
Theo quy định, hành vi làm ra những sản phẩm với một tên gọi tương tự sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường thì bị coi là làm hàng giả, hàng nhái và bị xử phạt hành chính thậm chí có thể xử lý hình sự. Chế tài đã có tuy nhiên vì lợi nhuận, vi phạm bản quyền tại các làng nghề thủ công vẫn diễn ra khá phổ biến khiến và khó kiểm soát.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!