Hiện, Bình Thuận có 3 dự án được phép khai thác Titan. Tuy nhiên với công nghệ phải sử dụng nước ngầm để đào, tuyển quặng đã gây ra nhiều hệ lụy lớn về môi trường.
Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm khai thác, chế biến sâu Titan của quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, với công nghệ khai thác hiện nay còn lạc hậu, gây tổn tại lớn về môi trường, Chính phủ phải xem xét có thể buộc phải đóng cửa mỏ khai thác đối với những dự án không bảo đảm các quy định về môi trường.
Theo đại diện UBND tỉnh Bình Thuận, đóng cửa mỏ đồng nghĩa với việc phải giải quyết thiệt hại cho doanh nghiệp. Còn về nguồn nước, tỉnh này đã đưa nước từ công trình thủy điện Đại Ninh về và khuyến khích các đơn vị khai thác sử dụng.
Ngoài nguồn nước, để chế biến sâu Titan cũng cần có một trung tâm công nghệ cao. Tỉnh cũng đã bắt đầu triển khai thực hiện giải pháp này.
Đại diện Sở TNMT Bình Thuận cho rằng, với những giải pháp như vậy, dự kiến đến năm 2025, việc khai thác, chế biến titan ở Bình Thuận sẽ đóng góp ngân sách mỗi năm trên 3.000 tỷ đồng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!