Một container chất đầy rác thải nhựa được chuyển từ Australia tới Malaysia. (Ảnh: AP)
Trong 1 năm qua, rác thải nhựa trên thế giới đã tập trung đổ về bờ biển của các nước Đông Nam Á, biến các nước khu vực này trở thành các điểm đến nhập khẩu rác nhiều nhất thế giới. Những containter rác từ châu Âu và Bắc Mỹ đã tích tụ tại các cảng của Philippines, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Thực trạng này đang dẫn tới nguy cơ có thể hủy hoại môi trường sống lâu dài của người dân địa phương. Không chấp nhận làm bãi rác phế thải nhựa của thế giới, hàng loạt các quốc gia Đông Nam Á đang có động thái trả lại rác cho các nước phát triển. Tuy nhiên, việc trả lại rác có dễ dàng hay không?
Trước những áp lực ngoại giao liên tiếp của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, chính phủ Canada đồng ý chi hơn 1 triệu USD để vận chuyển 69 container rác từ Philippines về nước.
Cuối tháng 5 vừa qua, Malaysia phát hiện 60 container rác nhập lậu vào nước này. Giới chức Malaysia xác định số rác nhập từ ít nhất 14 quốc gia, trong đó có Canada. Malaysia cũng muốn Canada kéo rác về nước.
Tuy nhiên Ottawa từ chối. Phản ứng này đã khiến chính trị gia Malaysia sửng sốt.
Bất chấp phản ứng mạnh của Malaysia, chính quyền Ottawa khẳng định sẽ không nhận lại số rác nhựa đã chuyển đến quốc gia này. Truyền thông Canada cho biết, Malaysia cần nêu tên những nhà nhập khẩu, xác định trách nhiệm của họ trước rồi mới có thể buộc chính quyền Canada can thiệp. Malaysia thì không xác định được danh tính của nhà nhập khẩu chính vì thế vụ việc có lẽ sẽ bế tắc. Có thể thấy việc trả lại rác không hề dễ dàng.
Indonesia vừa thông báo nước này sẽ trả lại 5 container chứa rác thải độc hại về Mỹ. Tuy nhiên Mỹ chưa phản ứng gì. Không loại trừ khả năng số rác này cũng sẽ ứ tại cảng của Indonesia.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!