Dịch tả lợn châu Phi lây lan chóng mặt tại nhiều quốc gia - Đâu là nguyên nhân?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 14/06/2019 15:44 GMT+7

VTV.vn - Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 60 quốc gia thuộc 5 châu lục.

130 triệu USD là số tiền mới đây nhất một tập đoàn thương mại của Trung Quốc hỗ trợ nghiên cứu vaccine phòng tả lợn châu Phi, trong khi dịch đang lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Đây được cho là thông tin rất tích cực vì giới khoa học đã dành rất nhiều năm những vẫn chưa thể tìm ra được vaccine cho virus này.

Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 60 quốc gia thuộc 5 châu lục. Nguyên nhân nào khiến dịch có thể lây lan qua nhiều nước tới như vậy?

Vụ dịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 1909 tại Kenya, sau đó làn ra các nước châu Phi. Đến năm 1957, dịch tấn công vào châu Âu - nước đầu tiên là Bồ Đào Nha, rồi lan rộng ra các nước Tây Âu nhưng sau đó được kiểm soát.

Tới năm 2007, dịch tả lợn châu Phi lại một lần nữa tấn công châu Âu nhưng lần này là vào các nước Đông Âu như: Grudia, Ba Lan, Nga, Bỉ.

Cách thức dịch bệnh này vào được châu Âu là từ rác thải. Những túi chứa thịt lợn nhiễm khuẩn đã theo những con tàu và máy bay từ châu Phi, sang tới châu Âu. Khi đó những con lợn rừng, lợn nhà tại châu Âu vô tình ăn phải và mắc bệnh.

Tới năm 2018, dịch bệnh lan sang tới châu Á và quốc gia đầu tiên thiệt hại là Trung Quốc. Mặc dù còn chưa được làm rõ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, khả năng cao con đường dịch bệnh vào Trung Quốc cũng là từ rác thải có chứa thịt lợn nhiễm khuẩn.

Ngân hàng Rabobank của Hà Lan ước tính dịch tả lợn khiến số lượng lợn của Trung Quốc năm 2019 giảm khoảng 200 triệu con, chiếm 1/3 số lợn ở quốc gia này và tương đương số lợn ở Mỹ, châu Âu cộng lại. Khi Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, việc giá thịt có thế tăng tới 70% vào cuối năm nay chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới túi tiền của người dân.

Sau khoảng 9 tháng phát hiện dịch, đến tháng 4 vừa qua, Trung Quốc tuyên bố đã kiểm soát được dịch. Vậy các biện pháp soát dịch bệnh tại Trung Quốc là gì? Mời quý vị theo dõi VIDEO nội dung chi tiết.

Bác bỏ tin đồn về muối hồng Himalaya chữa dịch tả lợn châu Phi Bác bỏ tin đồn về muối hồng Himalaya chữa dịch tả lợn châu Phi Lo ngại dịch tả lợn châu Phi lây qua nguồn nước Lo ngại dịch tả lợn châu Phi lây qua nguồn nước Khảo nghiệm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi Khảo nghiệm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước