Cơ thể con người thay đổi thế nào sau thời gian sống trên vũ trụ?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 30/09/2019 19:38 GMT+7

VTV.vn - Sống lâu trong vũ trụ, cơ thể con người sẽ chịu một số tác động nhất định.

Các phi hành gia không dùng chân đi lại mà trôi bồng bềnh trong môi trường không trọng lực, do đó khả năng chịu tải của xương chân, hông và cột sống ở phi hành gia sẽ giảm xuống đáng kể. Sự lão hóa xương trong 1 tháng trên vũ trụ nhiều tương đương 1 năm trên Trái đất.

Do sống dài ngày trên không gian, chân và lưng không được vận động nhiều nên cơ bắp bắt đầu suy yếu và teo đi, dẫn tới nguy cơ chấn thương, tai nạn cũng tăng lên.

Trên vũ trụ, tim làm việc nhẹ nhàng hơn và trong thời gian dài, kích thước tim sẽ giảm xuống. Mặt khác, người ta còn cho rằng các tia phóng xạ vũ trụ có thể ảnh hưởng tới các tế bào màng tim, tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Chỉ trong 6 tháng, họ có thể già đi từ 20 - 30 năm.

Máu dồn lên đầu cũng nhiều hơn, gây áp lực lên não và mắt, khiến giảm thị lực. Do cơ thể giải phóng nhiều canxi hơn, dẫn tới tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Phơi nhiễm bức xạ trên Trạm vũ trụ quốc tế lớn gấp 10 lần so với trên Trái đất. Nó làm tăng nguy cơ ung thư và làm thay đổi số lượng máu và hệ thống miễn dịch.

Cuối cùng, nếu như ở Trái đất, các đĩa cột sống bị nén lại do tác động của trọng lực, khi lên vũ trụ, lực nén không còn nên các đĩa có xu hướng giãn ra. Kết quả là cột sống kéo dài và phi hành gia sẽ cao lên. Hiện tượng này sẽ hết sau khi họ trở về lại Trái đất.

Phát hiện lỗ đen vũ trụ “đói khát” bất thường trong thiên hà Phát hiện lỗ đen vũ trụ “đói khát” bất thường trong thiên hà

VTV.vn - Các nhà nghiên cứu từ UCLA đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng kể từ tháng 5, một hố đen có tên Sagittarius A * đã tiêu thụ một lượng lớn khí và bụi liên sao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước