Chip gián điệp bị cài vào phần cứng máy tính: Rủi ro lớn tới đâu?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 09/10/2018 19:32 GMT+7

VTV.vn - Nếu chip được cài vào phần cứng, tin tặc dễ thâm nhập để bí mật sửa đổi máy chủ, vượt qua phần mềm kiểm tra an ninh, đánh cắp các bí mật thương mại và dữ liệu.

Cách đây ít ngày, trang tin Bloomberg đã công bố một phát hiện gây chấn động khi cho biết rất nhiều máy chủ sử dụng trong trung tâm dữ liệu của các công ty công nghệ hàng đầu như Apple và Amazon đã bị Trung Quốc lén gắn thêm các con chip gián điệp siêu nhỏ.

Ngay lập tức, 2 công ty Apple và Amazon và sau đó là Bộ An ninh nội địa Mỹ đã bác bỏ thông tin sự tồn tại của những con chip gián điệp này dẫn đến các đe dọa về an ninh mạng cho nước Mỹ.

Tuy nhiên, một cuộc tranh cãi lớn trên các diễn đàn công nghệ đã nổ ra. Nhiều người băn khoăn liệu có lỗ hổng bảo mật nào giúp cho những con chip do thám dễ dàng được cài đặt hay không?

Ý tưởng về việc cấy ghép chip vào phần cứng cũng đủ khiến giới bảo mật công nghệ xôn xao. Đó là bởi trước nay, khi nói về tấn công mạng người ta thường nghĩ tới các cuộc tấn công bằng phần mềm chứ hiếm khi là phần cứng.

Chip gián điệp bị cài vào phần cứng máy tính: Rủi ro lớn tới đâu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Theverge

Tạm gác qua việc các sản phẩm của Apple và Amazon có thực sự chứa chip gián điệp hay không, việc cài một con chip bí mật vào máy chủ mà không ai biết là hoàn toàn có thể xảy ra.

Thông tin này sẽ dẫn đến thêm các tiếp cận khác về vấn đề bảo mật. Đó là thay vì tìm kiếm mã độc, chuyên gia phải kiểm tra xem có bất kỳ sự can thiệp nào vào phần cứng của máy móc và thiết bị hay không nhưng đang có rất ít cách thức để kiểm tra điều đó.

Nguy cơ này dễ dàng xảy ra nhất ở các nhà máy cung ứng và sản xuất linh kiện. Apple và Amazon là một trong nhiều công ty xây dựng được chuỗi cung ứng quy mô toàn cầu với các nhà máy sản xuất phần cứng và linh kiện đặt ở nước ngoài. Đo đó, nếu sự can thiệp bắt nguồn từ chính dây chuyền cung ứng, khả năng phát hiện và ngăn chặn rất thấp.

Với các công ty như Apple và Amazon, rất khó có thể thích ứng với những rủi ro như thế bởi không dễ phát hiện những bất thường nhỏ ở cấp độ phần cứng.

Một số chuyên gia nhận định, rủi ro này là thực tế, bởi không ít công ty dùng đến các linh kiện giá rẻ để hạ chi phí sản xuất sản phẩm và do đó khó kiểm soát được nguy cơ bị cài chip gián điệp bí mật.

Hơn 560.000 máy tính tại Việt Nam bị theo dõi bởi phần mềm gián điệp BrowserSpy Hơn 560.000 máy tính tại Việt Nam bị theo dõi bởi phần mềm gián điệp BrowserSpy Apple phủ nhận bị cài chip Apple phủ nhận bị cài chip Cổ phiếu công nghệ châu Á lao đao vì thông tin liên quan chip Trung Quốc Cổ phiếu công nghệ châu Á lao đao vì thông tin liên quan chip Trung Quốc

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước