Nhưng chuyện ai cũng nghĩ là bất ngờ này, hóa ra lại không như vậy. Một thầy giáo ở trung tâm luyện thi chia sẻ trên tờ VOV điện tử rằng: "Chuyện thi như thế này, thầy giáo hay giáo sư giải không nhanh bằng học sinh, là chuyện hết sức bình thường, không lạ!
Giáo sư giải theo cách truyền thống vài tiếng không xong là phải rồi, học sinh bây giờ liếc mắt cũng khoanh được đáp án vì phải nắm mẹo nhìn đề thì mới làm nhanh được. Vì thế, ai nói đề khó, thì khó với giáo sư tiến sĩ, chứ với các em, đề quá dễ, không cần phải nghĩ!"
Trong khi đó, dư luận và báo chí lại ghi nhận hướng khác là đề khó. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phản hồi: Đúng là đề thi khó hơn nhưng cũng là hiển nhiên. Vì năm nay, kiến thức mở rộng hơn, thêm cả lớp 11 nhưng toàn bộ vẫn nằm trong chương trình phổ thông, không hề vượt quá.
Vậy đừng bảo là đề khó, vì khó hay không là ở trình độ, chứ năm nào ra đề, dư luận cũng có ý kiến, năm khó quá, năm dễ quá. Nhưng khó và dễ thế nào chứ vẫn đạt được đúng mục tiêu là có khả năng phân hóa cao. Chưa biết chất lượng điểm năm nay thế nào nhưng mục tiêu phân loại có vẻ đạt được rất tốt, vì nhiều thí sinh đã nắm chắc được tương lai của mình sau khi làm bài.
Kỳ thi là của các em và rõ ràng các em đã xác định rõ kết quả ngay sau khi thi. Cái cách các em phản ứng với kết quả cho thấy so với 10 năm, 20 năm trước, Học sinh hôm nay thú vị, sinh động và tự chủ hơn, thế nhưng, có một thứ mà hàng chục năm qua vẫn hề không thay đổi, đó trên vai các em là một đòn gánh trách nhiệm, gánh chở ước mơ của bố mẹ mà kỳ thi chính là lúc để các em hoàn thành.
Ở đất nước mà kỳ thi vượt vũ môn được xem là từ cá chép hóa rồng, chuyến xe chuyên chở kỳ vọng, ước mơ của cha mẹ, của xã hội vào mỗi buổi sáng, điển hình sẽ là những gương mặt thiếu ngủ, đờ đẫn, trên tay là cuốn sách giáo khoa đang ôn bài dang dở.
Thứ trách nhiệm của từng ngôi nhà, từng bố mẹ ấy được nâng tầm lên thành trách nhiệm với xã hội, với quốc gia, với thứ tiềm lực mà các em có trọng trách đánh thức, được nêu lên trong đề thi Ngữ văn.
Có người nói rằng ở cái độ ăn chưa no, lo chưa tới, sáng gặm ổ bánh mỳ cho đỡ muộn lớp, trưa tranh thủ ly trà sữa, tối tíu tít nghe nhạc Kpop thì nói những điều đao to, búa lớn với các em để làm gì rồi để nhận về những gương mặt thiếu ngủ, những bài văn cười ra nước mắt hay là những đứa trẻ rập khuôn.
Với các em, chẳng có thứ trọng trách và tiềm lực nào quan trọng hơn là được trưởng thành theo cách mà các em mong muốn, bằng sự khuyến khích và quan tâm thay vì là bị gò vào những chiếc khuôn có sẵn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!