Bạo hành gia đình - Vì sao nạn nhân không tố cáo?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 24/09/2019 14:17 GMT+7

VTV.vn - Nhiều phụ nữ đã vô cùng đau đớn khi bị chính người chồng đã từng thề hứa sẽ yêu thương, che chở đánh đập, bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần.

Theo thống kê của các tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng hơn 30.000 vụ bạo hành gia đình xảy ra, riêng số trường hợp vợ bị chồng bạo hành chiếm 3/4, tức khoảng 60 vụ/ngày. Và chẳng cần đến những con số đáng giật mình này, liên tiếp những hình ảnh về cảnh người phụ nữ trong gia đình bị bạo hành cũng đã quá đủ để cả xã hội thấy nhức nhối.

Đáng chú ý hơn, chỉ có khoảng một nửa số người bị bạo hành chịu chia sẻ, tâm sự nói ra nỗi niềm, còn lại là giấu kín. Nguyên nhân đầu tiên khiến các nạn nhân giấu kín là vì sợ, nỗi sợ đến từ cả người trong cuộc lẫn ngoài cuộc.

Theo các luật sư, Luật chống bạo hành đã có hiệu lực từ nhiều năm. Người chồng sẽ bị khởi tố hình sự nếu tỷ lệ thương tật trên 11%, dưới 11% sẽ bị xử lý hình sự tội hành hạ người khác. Hội phụ nữ, công an địa phương luôn sẵn sàng hỗ trợ trong mọi trường hợp bị bạo hành. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ sợ khi tố cáo và ly hôn sẽ không còn được nuôi con nên đành chịu đựng bị đòn.

Bạo hành có ba hình thức gồm: bạo hành tinh thần, bạo hành thể xác, bạo hành tình dục. Luật chống bạo hành số 02/2007/QH12 của Quốc hội đã quy định, ngay khi sự việc xảy ra, người bị bạo hành lên tiếng, Chủ tịch phường hoặc xã ngay lập tức có quyền yêu cầu cấm tiếp xúc 3 ngày để đảm bảo an toàn cho người bị bạo hành. Luật thì như vậy, nhưng vì sự thiếu quyết liệt, không chịu lên tiếng của nạn nhân nên chính quyền địa phương thường gặp khó khăn trong xử lý.

Bên cạnh đó, người chịu lên tiếng đã ít, chịu theo đuổi đến cùng còn ít hơn bởi đôi lúc khi nóng giận người ta báo chính quyên, đến khi khi chính quyền ra tay thì lại viết đơn bãi nại, bảo lãnh cho chồng trở về. Bên cạnh đó, còn có một lý do để xử lý tội cố ý gây thương tích phải có đơn của bị hại, nếu không có đơn này sẽ không thể xử lý hình sự được.

Trên thực tế, việc xử lý bạo hành không dễ không chỉ bởi sự e ngại của chính người bị bạo hành mà còn do quá trình xác định chứng cứ. Có rất nhiều lý do khiến cho những người bị bạo hành chọn cách im lặng. Tuy nhiên, dù vì lý do gì, việc không lên tiếng tố cáo hành vi bạo hành sẽ khiến cho tình trạng này vẫn luôn nhức nhối và không có tính răn đe. Bạo hành gia đình nếu không lên tiếng lại tạo nên những hệ lụy xấu lên chính những đứa con như: tâm lý và tinh thần không ổn định, thậm chí tiếp tục trở thành những người gây ra tội ác.


Bạo hành - 'Cơn bão ngầm' đằng sau mỗi cánh cửa gia đình Bạo hành - "Cơn bão ngầm" đằng sau mỗi cánh cửa gia đình

VTV.vn - Thực tế cho thấy, bạo hành gia đình đang là vấn đề nhức nhối ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân chính.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước