Tăng cường chức năng giám sát của cơ quan dân cử

Quang Đông, Trần Nam-Thứ sáu, ngày 29/11/2024 21:04 GMT+7

VTV.vn - Sáng nay, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều... của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Thống nhất sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung luật, tuy nhiên nhiều đại biểu đề xuất bổ sung thẩm quyền giám sát của Quốc hội đối với văn bản quy phạm pháp luật.

Bà Trần Khánh Thu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho biết: "Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật là hết sức quan trọng; công tác giám sát phải tăng cường giám sát các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành của người có thẩm quyền từ khi dự thảo chứ không phải là thực hiện xong mới giám sát và nội dung này, tôi thấy đề cập đến vẫn còn khá là hạn chế, đề nghị ban soạn thảo xem xét để bổ sung, cập nhật thêm".

Liên quan đến giải pháp bảo đảm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát, một số đại biểu kiến nghị cần quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và chế tài xử lý trường hợp không thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Bà Nguyễn Thị Sửu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: "Trường hợp cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong kết luận, kiến nghị giám sát, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chế tài đủ mạnh, có tiêu chí khen thưởng, kỷ luật cụ thể nghiêm minh, đồng thời giao thẩm quyền áp dụng chế tài xử lý vi phạm qua giám sát cho chủ thể giám sát các cấp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân".

Bà Vũ Thị Liên Hương, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Việc xác định hành vi vi phạm và hành thức xử lý kỷ luật là vấn đề khó, nhạy cảm vì thế cần quy định thật cụ thể các hành vi tính chất, mức độ vi phạm trình tự thủ tục thực hiện, nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử".

Cũng trong sáng nay, với đa số đại biểu tán thành, cùng với thông qua Luật Địa chất và khoáng sản, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bổ sung nhiều quy định, đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các khu đô thị, đông dân cư. Cụ thể với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh và nhà ở trong ngõ, hẻm sâu, luật quy định bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy và thiết bị truyền tin báo cháy. Luật cũng khuyến khích trang bị thiết bị báo cháy kết nối dữ liệu, đảm bảo an toàn tại khu đô thị đông dân hoặc giao thông hạn chế. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Nhà trong ngõ sâu bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy, thiết bị báo cháy Nhà trong ngõ sâu bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy, thiết bị báo cháy

VTV.vn - Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã có quy định về phóng cháy chữa cháy đối với khu vực đô thị có mật độ dân cư rất cao, chật chội, trong ngõ, hẻm sâu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước