Sửa đổi, bổ sung chính sách, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể phù hợp với thực tiễn

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 17/07/2022 20:26 GMT+7

VTV.vn - Đó là yêu cầu được đặt ra trong Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Hợp tác xã Tân Minh Đức (Hải Dương) có sẵn 150ha của các xã viên góp vào liên kết sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, mới chỉ có 7ha được tổ chức canh tác theo mô hình nhà màng công nghệ cao, có hiệu quả kinh tế tốt. Còn lại là canh tác theo kiểu phó mặc cho sự bất ổn của thời tiết và thị trường. Lý do vì thiếu vốn và thiếu đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, đại diện hợp tác xã mong muốn, Nghị quyết 20 sẽ được thể chế hóa bằng những chính sách cụ thể, trong đó doanh nghiệp nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ liên kết, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn nữa cho các hợp tác xã.

Nghị quyết 20 cũng mở cửa cho các tổ chức kinh tế tập thể được vay vốn như các tổ chức kinh tế khác; khuyến khích việc tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động; thành lập doanh nghiệp tại những tổ chức kinh tế tập thể có đủ điều kiện. Đồng thời, Nghị quyết khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể tích tụ đất đai cho sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp quy mô lớn. Vấn đề là luật phải theo kịp chủ trương.

Nghị quyết 20 được ban hành được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều nút thắt về cơ chế chính sách đối với kinh tế tập thể, tạo động lực cho khu vực kinh tế này tiếp tục được củng cố và phát triển. Mục tiêu đặt ra, đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước