Quỹ phòng thủ dân sự: Cần có nguồn lực ngay từ đầu để giải quyết vấn đề cấp thiết

Tạ Hiển-Thứ năm, ngày 06/04/2023 16:36 GMT+7

Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương báo cáo làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

VTV.vn - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần giữ quy định về Quỹ phòng thủ dân sự để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết, khắc phục hậu quả sự cố thảm họa trong trường hợp khẩn cấp.

2 phương án về Quỹ phòng thủ dân sự

Ngày 6/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự (PTDS).

Trình bày Báo cáo tại một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo Luật trình tại Hội nghị này có 7 chương và 57 điều; so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 giảm 14 điều; đồng thời, nhiều nội dung đã được chỉnh lý, bổ sung mới và sắp xếp, bố cục lại các điều, mục trong các chương của dự thảo Luật cho hợp lý, thống nhất.

Quỹ phòng thủ dân sự: Cần có nguồn lực ngay từ đầu để giải quyết vấn đề cấp thiết - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo

Về Quỹ phòng thủ dân sự (Điều 41), Thường trực UBQPAN thống nhất với cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị ĐBQH cho ý kiến về 2 phương án:

Phương án 1: Giữ quy định về Quỹ PTDS như dự thảo Chính phủ trình và có chỉnh lý một số nội dung cho phù hợp như Điều 44 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.

Theo đó, Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa; Hỗ trợ tu sửa nhà ở, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học.

Phương án 2: Quy định: "Trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ thành lập quỹ theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.".

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo và đa số ý kiến Thường trực UBQPAN tán thành với loại ý kiến thứ nhất và đề nghị giữ như quy định dự thảo Chính phủ trình.

Ngoài ra, theo báo cáo, dự thảo Luật đã chỉnh lý lại quy định về phạm vi điều chỉnh, chỉnh lý lại khái niệm về sự cố, thảm họa; quy định rõ thêm các nội dung khác của dự thảo Luật liên quan đến hoạt động PTDS.

Dự thảo Luật sửa Điều 37 thành Điều 35 đổi tên là "Cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy PTDS" và thống nhất sử dụng cụm từ "Ban chỉ đạo quốc gia", "Ban chỉ huy PTDS".

Bên cạnh đó bổ sung quy định "Ban chỉ đạo quốc gia PTDS có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành hoạt động PTDS trên phạm vi cả nước. Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia".

Quỹ phòng thủ dân sự cần minh bạch, công khai và sử dụng hiệu quả

Tham gia thảo luận về Quỹ phòng thủ dân sự, đại biểu Hà Phước Thắng (đoàn TP Hồ Chí Minh) nhất trí với phương án 1 quy định, Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và được hình thành trên cơ sở điều tiết các quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự. Đồng thời đề nghị cần rà soát các loại quỹ tương tự như Quỹ Phòng chống thiên tai, quỹ phòng chống dịch bệnh để tránh chồng chéo trùng lắp; bổ sung quy định về công khai, minh bạch trong việc triển khai thực hiện.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cũng đồng tình với phương án 1 và cho rằng, việc quy định quỹ phòng thủ dân sự là để tạo cơ chế pháp lý linh hoạt, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết, khắc phục hậu quả sự cố thảm họa trong những trường hợp khẩn cấp, đáp ứng yêu cầu tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị là phòng thủ dân sự từ sớm, từ xa.

Quỹ phòng thủ dân sự: Cần có nguồn lực ngay từ đầu để giải quyết vấn đề cấp thiết - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình)

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) đề nghị chọn phương án 2: trong trường hợp cấp bách Thủ tướng Chính phủ thành lập quỹ theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ đóng góp tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước cho hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả của sự cố, thảm họa. Tuy nhiên, điểm then chốt là sự minh bạch, công khai và sử dụng hiệu quả của Quỹ.

Liên quan vấn đề này, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Ban soạn thảo đống tình với phương án 1 là Giữ quy định về Quỹ PTDS như dự thảo Chính phủ trình.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh, hoạt động PTDS có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, xử lý những vấn đề quan trọng tầm quốc gia liên quan đến phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng lấy ví dụ như thảm họa động đất ở Thỗ Nhĩ Kỳ thì cũng cần có nguồn lực ngay từ đầu để giải quyết vấn đề cấp thiết và sau đó vẫn có thể phải huy động thêm từ các nguồn lực khác.

Do đó, Quỹ PTDS được sử dụng trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời, trong khi yêu cầu tài lực khi có thảm họa, sự cố xảy ra là rất lớn, cấp thiết và rất khẩn trương để góp phần hạn chế ảnh hưởng của thảm họa, sự cố.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước