Quản trị toàn cầu giai đoạn sau COVID-19 và hòa bình, an ninh quốc tế

Ban Thời sự/TTXVN-Thứ sáu, ngày 25/09/2020 18:21 GMT+7

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

VTV.vn - PTTg, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh để ứng phó với dịch bệnh cần huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, lấy người dân làm trung tâm.

Nhận lời mời của Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou, ngày 24/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự và phát biểu tại Phiên họp trực tuyến Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề "Quản trị toàn cầu giai đoạn sau COVID-19 và hòa bình, an ninh quốc tế" do Niger, Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 9/2020 tổ chức.

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh chỉ trong vòng hơn một tháng qua, thế giới có tới hơn 10 triệu người đã mắc COVID-19, hơn 200 nghìn người thiệt mạng và còn rất nhiều người dân khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những tác động kéo dài của đại dịch.

Điều đó cho thấy thế giới chúng ta dễ bị thương tổn, làm nổi lên những thách thức đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ như hệ thống y tế còn bất cập; những hạn chế trong bảo trợ xã hội; bất bình đẳng; suy thoái môi trường; khủng hoảng khí hậu, đồng thời đại dịch cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp tác đa phương, gây ra những căng thẳng về chính trị, xu thế vị kỷ, thậm chí lợi dụng đại dịch như một công cụ để kích động phân biệt đối xử và hận thù.

Quản trị toàn cầu giai đoạn sau COVID-19 và hòa bình, an ninh quốc tế - Ảnh 1.

Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự và phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề "Quản trị toàn cầu giai đoạn sau COVID-19 và hoà bình, an ninh quốc tế”.

Phó Thủ tướng nhận định kinh nghiệm ở nhiều quốc gia và khu vực, trong đó có Việt Nam và ASEAN, cho thấy quản trị tốt chính là nền tảng để vượt qua dịch COVID-19, đặc biệt là thông qua việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và lấy người dân làm trung tâm, cảnh báo và ứng phó sớm, thống nhất và gắn kết xã hội, tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển.

Một nền quản trị toàn cầu tốt cần hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, theo đó cộng đồng quốc tế cần ưu tiên phục hồi kinh tế, tập trung hỗ trợ các nước đang phát triển, giải quyết bất bình đẳng và nguyên nhân gốc rễ của xung đột, bảo vệ và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người phải rời bỏ chỗ ở do xung đột, đồng thời tăng cường các cam kết chính trị và tài chính, đặc biệt từ các nước phát triển, để hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn thương và các quốc gia đang gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, vấn đề có ý nghĩa tiên quyết là các quốc gia xây dựng lòng tin, duy trì cam kết và cùng nhau hợp tác để thượng tôn chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm điều phối và vai trò tích cực hơn của các tổ chức khu vực. Về phần mình, các cơ chế đa phương cần thúc đẩy cải cách hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn trong bối cảnh môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng.

Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch COVID-19 Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch COVID-19

VTV.vn - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 129/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước