Toàn cảnh cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với Thanh tra Chính phủ ngày 5/4
Theo thống kê của Tổ giúp việc Đoàn giám sát của Quốc hội, cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn tới 24 bộ, ngành, cơ quan Trung ương, 6 UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, 1 HĐND và 1 Tập đoàn chưa gửi báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
24 bộ, ngành, cơ quan Trung ương gồm:
1.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3. Ban Quản lý Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
4.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
5.Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam
6.Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
7.Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam
8.Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
9.Hội Điện ảnh Việt Nam
10.Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
11.Hội Khuyến học Việt Nam
12.Hội Kiến trúc sư Việt Nam
13.Hội Mỹ thuật Việt Nam
14.Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam
15.Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam
16.Hội Người cao tuổi Việt Nam
17.Hội Nhà báo Việt Nam
18.Hội Nhạc sỹ Việt Nam
19.Hội Nông dân
20.Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
21.Hội Xuất bản Việt Nam
22.Liên hiệp các Hội UNESSCO Việt Nam
23.Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
24.Ngân hàng Chính sách xã hội.
6 UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
1.An Giang
2.Bình Dương
3.Hà Tĩnh
4.Tây Ninh
5.Thành phố Hồ Chí Minh
6.Tiền Giang.
1 HĐND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
1.Tiền Giang.
1 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước:
1. Tổng Công ty Sông Đà.
Trước đó, tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ về thực hiện chính sách, pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Trưởng Đoàn giám sát tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các thành viên trong Đoàn nhấn mạnh, cần làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương chưa gửi báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đoàn giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều văn bản bản đôn đốc, nhắc nhở, nhưng vẫn còn tới nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương chưa gửi báo cáo. Tại cuộc làm việc với Thanh tra Chính phủ về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và các thành viên trong Đoàn giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đề nghị các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương sau đây nghiêm túc thực hiện yêu cầu giám sát.
Các thành viên Đoàn giám sát nhấn mạnh, các thông tin từ báo cáo sẽ là cơ sở để Đoàn giám sát có đầy đủ thông tin và chứng cứ xác đáng, đánh giá toàn diện, khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trên cơ sở đó, Đoàn giám sát có thể lập Báo cáo giám sát tổng hợp chung của Đoàn. Hiện nay, các báo cáo không chỉ chậm, mà nội dung còn sơ sài, không có số liệu cụ thể, thể hiện ý thức chưa nghiêm của một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc tuân thủ các quy định của Luật và là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, thiếu sót trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn hình thức, chưa sát với thực tế.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và các thành viên trong Đoàn giám sát đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đơn vị làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc không gửi báo cáo, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chậm nộp báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!