Chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số làm "nóng" nghị trường Quốc hội

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 09/11/2020 11:39 GMT+7

VTV.vn - Sáng nay (9/11), các thành viên Chính phủ đã trả lời các câu hỏi về các chính sách phát triển cán bộ người dân tộc thiểu số và chuyển đổi số ở vùng sâu, vùng xa.

Ông Lưu Văn Đức - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đặt câu hỏi quá trình chuyển đổi số như thế nào để người dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau.

Trước câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt số cho vùng sâu, vùng xa được coi là ưu tiên. Vì với chuyển đổi số, chỗ nào càng khó khăn thì chuyển đổi số càng phát huy hiệu quả.

Thứ nhất là về hạ tầng viễn thông, Bộ đang chỉ đạo phải phủ sóng để tất cả bà con vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa phải có sóng 3G, 4G, 5G để có thể truy cập Internet.

Về hạ tầng thanh toán điện tử, trong năm nay, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho thí điểm Mobile Money để cho bà con vùng sâu, vùng xa không có thẻ ngân hàng có thể thực hiện thanh toán online.

Trong chuyển đổi số cho bà con vùng miền núi, ưu tiên đầu tiên là giáo dục, đặc biệt là giáo dục trực tuyến.

Về y tế, bà con vùng sâu, vùng xa rất ít bác sĩ nên hệ thống khám, chữa bệnh từ xa sẽ được triển khai.

Về thương mại điện tử, sàn giao dịch để bán được nông sản đã sẵn sàng để giúp bà con có thể bán được giá cao. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai thí điểm một số xã thông minh ở vùng sâu, vùng xa. Cuối năm 2020, Bộ sẽ tổ chức sơ kết triển khai thí điểm xã thông minh và sau đó nhân rộng".

Chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số làm nóng nghị trường Quốc hội - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: TTXVN

Liên quan vấn đề phát triển cán bộ dân tộc, bà Đinh Thị Kiều Trinh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An cho rằng vấn đề này chưa có chuyển biến tích cực, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Chính phủ không ban hành một nghị định riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số mà lồng ghép vào các nghị định có liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức…

Các cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số được cử tuyển đi học đại học, sau khi tốt nghiệp về địa phương được áp dụng hình thức xét tuyển không qua thi tuyển.

Chính phủ không quy định tỷ lệ của cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc trong tổng số biên chế được giao mà căn cứ theo tỷ lệ người dân tộc của từng địa phương. Người dân tộc khi tuyển dụng được miễn ngoại ngữ và tin học. Khi thi tuyển, người dân tộc được cộng điểm ưu tiên. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc khi thi nâng ngạch hoặc thăng hạng viên chức được miễn trừ thi ngoại ngữ.

Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ để ban hành Quyết định số 771 ngày 26/6/2018 về Đề án bồi dưỡng kiến thức về dân tộc thiểu số đối với những vùng có tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số cao.

Cũng trong phiên chất vấn sáng 9/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trực tiếp trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội đối với việc đề xuất xây dựng Luật Hành chính công.

Tham nhũng ở Việt Nam đang được kiềm chế: Cơ sở nào để đánh giá? Tham nhũng ở Việt Nam đang được kiềm chế: Cơ sở nào để đánh giá? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời chất vấn trước Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời chất vấn trước Quốc hội TRỰC TIẾP: Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn TRỰC TIẾP: Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước