Một vụ bắt cóc con tin xảy ra. Cảnh sát ngay lập tức triển khai thiết bị không người lái để nắm tình hình. Ống kính hồng ngoại giúp quan sát mọi diễn biến bên trong xe khách ngay cả khi khói dày đặc. Hình ảnh được truyền về trung tâm để hỗ trợ quyết định phương án tác chiến. Đây là một trong những tình huống đã được lực lượng cứu hộ ở nhiều thành phố của Mỹ áp dụng.
Thường xuyên phải ứng phó với các đợt cháy rừng nghiêm trọng, từ năm 2017, Cảnh sát phòng cháy thành phố Los Angeles đã triển khai một đội với 10 thiết bị bay không người lái, tham gia vào hơn 300 chiến dịch cứu hộ.
Theo ông Richard Fields, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy Los Angeles, chi phí 1 giờ bay của một thiết bị bay không người lái chỉ khoảng 50 USD, trong khi 1 chiếc trực thăng là khoảng 1.500 USD. Chúng giúp lấp khoảng trống khi trực thăng không thể bay, đánh giá thiệt hại hay hỗ trợ điều tra. Tuy nhiên, đã có không ít thiết bị bay không người lái của các cá nhân gây mất an toàn và cản trở các hoạt động cứu hộ. Vì thế cần phải có các quy định quản lý thiết bị bay không người lái.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều các ứng dụng của các thiết bị này được đưa vào thực tiễn đời sống. Vấn đề đặt ta là làm thế nào để có được một môi trường sinh thái hài hòa mà ở trong đó đảm bảo các quy định của pháp luật liên quan đến an ninh an toàn, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả của các thiết bị này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!