Sân cỏ V.League đang lợi dụng sự độ lượng của khán giả?

Ấn tượng Thể thao 7 ngàyCập nhật 16:39 ngày 28/02/2016

VTV.vn - Vòng 1 V.League 2016 đã thu hút sự quan tâm lớn của khán giả nhưng giải đấu liệu có tránh được tình trạng tiêu cực, thiếu động lực thi đấu của nhiều đội bóng.

Khán giả V.League có một sự độ lượng hiếm thấy bởi hầu như năm nào cổ động viên viên nhiều đội bóng cũng phải nếm trải một đoạn kết thất vọng với những trận đấu phong độ bất thường của đội nhà. Sân cỏ V.League càng về cuối càng vắng đó là thực tế mà đã được phân tích nhiều lần. Nhưng mùa bóng mới bắt đầu thì mọi thứ lại tưng bừng, hứng khởi như một ngày hội. Đã đến lúc Ban tổ chức giải phải thấy rằng không thể lợi dụng sự độ lượng của khán giả mãi được mà phải làm sao sẽ giải đấu hấp dẫn từ đầu đến cuối.

Đầu tiên khi nhắc đến việc làm trong sạch giải đấu quốc nội, có thể nhiều người nghĩ ngay đến việc ngăn chặn tình trạng bán độ. Khi các trận đấu trong nước được các trang cá cược quốc tế đưa lên khai thác thì cũng đồng nghĩa với việc cầu thủ ra sân chịu thêm nhiều cám dỗ. Hai năm trước vụ bán độ của các cầu thủ Đồng Nai đã cho thấy rằng đây là hiểm hoạ có thật với giải V.League. Năm nay, lần đầu tiên việc hợp tác với một công ty quốc tế chuyên chống lại tệ nạn này là Sportradar đã được thực hiện.

VPF quyết tâm chống tiêu cực trong bóng đá VPF quyết tâm chống tiêu cực trong bóng đá

VTV.vn - Để nâng cao chất lượng bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, VPF đã làm việc với tập đoàn Sportradar nhằm tìm ra các biện pháp chống tiêu cực tốt nhất trong mùa giải mới.

Nhưng nếu bắt tay hợp tác với bóng đá Việt Nam thì rồi Sportradar sẽ thấy là chống tiêu cực dàn xếp tỷ số ở V.League khó hơn nhiều. Nó không theo một nguyên tắc nào mà họ đã từng biết và nó không công khai nhưng có thể ai cũng biết nhưng không thể làm gì vì không có bằng chứng.

Ví dụ như mùa trước, sau vòng đấu thứ 22, tức là 4 vòng đấu nữa giải sẽ kết thúc, với một giải đấu hay thì đây là giai đoạn đáng xem nhất với cuộc cạnh tranh cho chức vô địch, cuộc chiến chống xuống hạng. Nhưng với một nửa số đội ở trong khu vực an toàn, một trận thắng hoặc thua không ảnh hưởng lắm đến kết quả của cả mùa giải. Xét theo một cách khách quan thì khó để yêu cầu họ ra sân với động lực cao nhất được.

Ngoài ra, việc ra các mức thưởng tăng dần theo từng vị trí cũng là một sự khuyến khích rất thực tế cho các đội bóng ở giải V League cũng không rõ ràng. Ngoài đội đầu bảng có một số tiền nhỉnh hơn các đội khác thì ở tốp phía sau các đội hầu như nhận một số tiền ngang nhau.


Mức hỗ trợ của VPF với các đội không vô địch có sự khác biệt không lớn

Mức hỗ trợ của VPF với các đội không vô địch có sự khác biệt không lớn

Câu hỏi đặt ra là nếu chuyện động lực thi đấu không còn là một nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng giai đoạn cuối của V.League thì liệu có một thể thức nào hợp lý hơn triệt tiêu hoặc thu hẹp nhóm không động lực trên bảng xếp hạng. Một mô hình giải đấu có vòng chung kết xuôi và ngược theo kiểu của bóng chuyền đã được áp dụng tại Hàn Quốc là một gợi ý đáng để xem xét.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.