Năm 2009, nghệ thuật ca trù đã trở thành di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận đồng thời được xếp vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống này là nỗi trăn trở của rất nhiều những nghệ nhân.
Theo học ca trù từ 5 – 6 tuổi, Hiếu cho biết, chỉ tính thời gian để học hết một quá ca trù cũng đến 10 năm. Riêng chỉ thuộc các phách cũng 2,3 năm, để đánh được phách cũng phải thêm 2 năm nữa. Chính vì đòi hỏi thời gian học lâu dài mà nghệ thuật ca trù vẫn luôn nằm trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Nguyễn Lương Hiếu - thành viên của giáo phường ca trù Phó Thị Kim Đức.
Trong CLB ca trù Hiếu đóng vai trò quan viên hòa trống, không tốn sức như đàn hát nhưng cũng cần phải trau dồi để nghe được, để thẩm thấu từ đó mới hòa được trống. Ca trù cần phải hiểu, đào sâu suy nghĩ nhưng người trẻ hiện tại quen ăn xổi, thích cái gì cũng phải nhanh mà nghệ thuật thì cần tìm tòi, rẽn giũa…
Người thầy của Hiếu là nghệ nhân Phó Thị Kim Đức, người đã bỏ rất nhiều tâm huyết để tạo ra từng ký hiệu riêng, từng cách quy định nhịp phách để truyền dạy cho các bạn trẻ. Dù ít người theo, dù thời gian có lâu dài nhưng với tâm huyết của mình, những nghệ nhân vẫn tin ca trù sẽ được bảo tồn và phát triển.
Nghệ nhân Phó Thị Kim Đức (cụ bà ngồi ghế bên trái)