Nếu như 6 tháng đầu năm, cùng với thế giới, Việt Nam lao đao vì COVID-19, 6 tháng cuối năm, chúng ta lại phải gồng sức với thiên tai dồn dập.
Cho đến tận những ngày cuối cùng của năm 2020, những dấu vết tổn thương từ tai trời ách nước vẫn còn rất rõ ràng. Xen kẽ trong màu xanh của núi rừng là những mảng màu của đất đá bị bóc trần sau sự vụ đa thiên tai sạt lở, lũ bùn đá hay còn gọi là lũ quét.
Một ngôi làng bị lũ quét và sạt lở đất tàn phá
Cho đến lúc này chưa thể thống kê chính xác số vụ sạt lở. Những những thiệt hại về người có thể thấy quá lớn. 132 người thiệt mạng do sạt lở, chiếm đến gần một nửa số người chết và mất tích. Hơn 300.000 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái. Hơn 500.000 lượt nhà bị ngập. Hơn 1.000 km đường bị sạt lở, dài đến một nửa Việt Nam. Khoảng 4 triệu m3 đất đá bị sạt lở. Thiệt hại về kinh tế hơn 35.000 tỷ đồng.
Thiên tai cướp không công sức của chúng ta mà không nương tay hay cho phép chúng ta có một cuộc thương lượng nào cả
Năm nay, đi cùng với những tên gọi cụ thể của thiên tai như bão, lũ hay sạt lở, lũ quét, chúng ta hay nói đến cụm từ đa thiên tai. Năm 2020 là minh chứng rõ ràng cho thấy tại cùng một thời điểm, tại cùng một khu vực, không chỉ xảy ra một loại thiên tai mà dồn dập và liên tiếp, thậm chí luân phiên các loại khác nhau. Trên không gian của bờ Đông dãy Trường Sơn chỉ trong tháng 10, các loại hình sạt lở đặc trưng của vùng núi Việt Nam đều đã diễn ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!