HÀNH TRÌNH KHÔNG TƯỞNG

hi VTV News quyết định làm một số đặc biệt kỷ niệm 15 năm hành trình của Gặp nhau cuối năm – chương trình mà bây giờ đã được gọi với cái tên ngắn gọn hơn, đơn giản hơn là Táo quân – thì tất cả những gì chúng tôi, nhóm phóng viên của VTV News, những người có dịp theo Táo quân trong nhiều năm, nhớ đến không phải những khoảnh khắc tỏa sáng rực rỡ của các diễn viên trên sân khấu, trong những bộ quần áo lộng lẫy (và càng ngày càng lộng lẫy hơn). Mà đó là những buổi tập kéo dài từ 8 giờ tối hôm trước đến 6-7 giờ sáng hôm sau, trong nhiều tuần lễ. Là những gương mặt phờ phạc, mệt mỏi, là những NSND – NSƯT trong những bộ quần áo xộc xệch tranh thủ ngủ trên những chiếc giường xếp hay gà gật trên những chiếc ghế gỗ trên căn phòng nằm ở tầng 2 của tòa nhà VFC cũ…

Đó là Công Lý với gương mặt đờ đẫn sau nhiều đêm thức trắng, nhả thuốc như một cái ống khói…

Là Xuân Bắc ho khù khụ, quấn chiếc khăn to quanh cổ đi đi lại lại trong phòng tập, tóc tai dựng ngược và rối bời…

Là Tự Long cuộn mình trong chiếc chăn, gương mặt nhợt nhạt, được trợ lý của ê-kíp đánh gió với vết tím đen hiện lên ở giữa 2 lông mày nhưng vẫn nán lại tập cho hết phân đoạn rồi mới xin phép đi về…

Là Quốc Khánh vẫn tranh thủ tới tập Táo quân vào ban đêm trong thời điểm mà tưởng như chẳng ai có thể làm được việc gì khác – đó là thời điểm mẹ anh vừa qua đời, anh phải lo hậu sự cho mẹ…

Là đạo diễn Đỗ Thanh Hải – người đêm nào cũng đều như vắt chanh xuất hiện trong các buổi tập, không chợp mắt một giây nhưng sáng hôm sau vẫn đầy năng lượng với các công việc hàng ngày của anh ở VTV…

Là những trợ lý đêm nào cũng kỳ cụi với các tập kịch bản, sửa lại các tình huống, các câu thoại theo yêu cầu của đạo diễn và diễn viên. Việc chỉnh sửa, thay đổi có khi diễn ra cho đến tận lúc chương trình chuẩn bị ghi hình…

Là những bữa ăn đêm với táo, ổi, hạt dưa, bánh rán, cháo gà… Là những buổi ghi hình mà các hàng ghế khán giả được phủ kín, kín tới cả những lối đi và ra đến tận bên ngoài cửa trường quay…

Là những người bảo vệ của VTV với gương mặt căng thẳng quan sát từng khán giả, đề phòng những trường hợp quay lén nhằm bảo mật chương trình cho đến giây phút cuối cùng…

Tất cả họ đều cố gắng cho một chương trình Táo quân tuyệt vời nhất sẽ được phát sóng vào đêm Giao thừa - thời khắc mọi người dân ngồi quây quần bên nhau, cùng nhìn lại một năm đã qua và hướng đến một năm mới đang tới.

Và hình ảnh đọng lại gần nhất với chúng tôi trong chuỗi những hình ảnh sau nhiều năm đồng hành cùng ê-kíp Táo quân là hình ảnh Tự Long chạy vào cánh gà bế con sau khi anh kết thúc mỗi cảnh diễn tại buổi ghi hình năm 2017. Anh phải đưa con và người giúp việc đến buổi ghi hình do vợ ốm. Đứa bé rất quấn bố nên cứ kết thúc cảnh quay là anh lại chạy vào với con, nựng con, cho con ăn…

Và năm nay, khi Táo quân tròn 15 năm…

Khi tôi hỏi đạo diễn Đỗ Thanh Hải rằng anh nghĩ gì về 15 năm qua của Táo quân thì điều đầu tiên anh nói đó là: “Khi tôi bắt đầu làm, tôi chẳng bao giờ có thể nghĩ nó sẽ có sức ảnh hưởng lớn và đi được một con đường dài như vậy!”.

Gặp đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc VFC – trong những ngày ê-kíp Táo quân tập luyện là điều không dễ dàng. Thậm chí, rất khó để liên hệ hoặc thấy anh nhận điện thoại vào thời điểm này. Nhưng với những ai biết Đỗ Thanh Hải thì đây là động thái quá quen thuộc mà năm nào vào thời điểm này, họ cũng phải chấp nhận sự “im thin thít và lặn mất tăm” của anh. Những người quen với anh thường đùa rằng Đỗ Thanh Hải có lẽ là người “bị săn đuổi” nhiều nhất của VTV những ngày cận Tết, mà nguyên do tất cả cũng vì Táo quân mà ra.

Tuy nhiên, phóng viên VTV News may mắn, đã “tóm” được anh vào giữa giờ nghỉ của 2 cuộc họp, lúc Đỗ Thanh Hải tranh thủ nạp năng lượng bằng hộp cơm rang đã nguội ngắt. Anh khá cởi mở khi chúng tôi nói về Táo quân, về hành trình 15 năm đầy dấu ấn của chương trình.

“Tôi đã không ý thức được một chút nào là mình đã chính thức ngồi lên lưng hổ khi mình quyết định làm Táo quân” – Đạo diễn Đỗ Thanh Hải nói – “Cũng bắt đầu từ đó, cứ từng năm, từng năm, mình phải vượt qua những thách thức và thách thức lớn nhất chính là sự mong đợi của khán giả”.

“Thời điểm đó có rất nhiều chương trình Táo quân nhưng hầu hết mọi người quen cách làm đưa bản báo cáo ông Táo, bà Táo vào 23 tháng Chạp"

Nhưng rõ ràng sự mong đợi và háo hức ấy mà như anh thấy bây giờ, cứ đến cuối năm là khán giả lại có thói quen làm danh sách sự kiện nào sẽ có trong Táo quân, thì nó đã thể hiện sự thành công của chương trình này. Cưỡi trên lưng hổ như thế kể cũng đáng để cưỡi chứ!?

- Nếu dựa trên những yếu tố đó thì chắc chắn tôi phải khẳng định Táo quân thành công. Vì nếu bây giờ chúng ta làm thử một cái test thì bất cứ khán giả nào cũng đều biết đến chương trình. Rồi dựa trên những điều như bạn vừa nói - họ làm danh sách các sự kiện, dự đoán năm nay diễn viên nào sẽ tham gia… - thì hiệu ứng ấy rõ ràng nó đã thể hiện sự thành công, vì chương trình được nhiều người biết đến và đã đi vào đời sống. Chỉ có những chương trình thành công nó mới tạo được những hiệu ứng như vậy.

Tôi nghĩ chúng tôi đã làm được việc là tạo cho khán giả sự háo hức, chờ đợi chương trình vào mỗi năm. Nhưng đó cũng là điều khiến mình phải suy nghĩ.

Hỏi thật, sự chờ đợi cũng như thói quen ấy của khán giả là điều tốt hay khó khăn cho các anh?

Nó tốt nhưng cũng là khó khăn vì cứ mỗi khán giả lại có một hình dung khác về Táo quân theo ý của họ. Ví dụ, người ở lĩnh vực này thì thấy lĩnh vực đấy cần phải xuất hiện trong Táo quân. Người ở lĩnh vực khác thì lại thấy lĩnh vực đó mới nên xuất hiện trong chương trình… Tuy nhiên, nói thế nào đi nữa hay dù khó khăn như thế nào thì hiệu ứng ấy khiến chúng tôi vui vì chương trình đã đi vào đời sống của tất cả mọi người.

Nhân anh nhắc tới việc này thì khán giả có thắc mắc là các anh có tiêu chí cụ thể trong việc lựa chọn các sự kiện sẽ xuất hiện trong Táo quân không?

Chúng tôi có một ban biên tập tổng hợp các sự kiện – thông qua báo chí – xảy ra trong một năm. Sau đó cuối năm, chúng tôi cũng có một bản tổng hợp và chúng tôi sẽ lựa chọn ra các sự kiện mình muốn làm. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào làm chúng tôi sẽ làm việc với Ban Thời sự về nội dung các vấn đề để có thể hiểu đúng bản chất của sự việc. Có nghĩa là chúng tôi tự sàng lọc rồi kết hợp với những người làm chuyên môn về lĩnh vực Thời sự để có được nội dung chính xác nhất.

Chúng tôi bắt đầu lên khung kịch bản vào khoảng tháng 9 hàng năm

“Mọi người thường có thói quen nghĩ là những gì nổi cộm, tiêu cực hay tích cực thì sẽ đều xuất hiện trong Táo” – Đạo diễn Đỗ Thanh Hải.

Bây giờ, nhìn lại Táo quân của những năm đầu tiên, có thể thấy có một sự thay đổi lớn trong cả cách thể hiện cũng như tính cách của một số nhân vật. Sự thay đổi này nó là tiến trình tự nhiên hay có sự tính toán?

- Nó là sự thay đổi tự nhiên. Trong 15 năm qua chúng ta thấy sự thay đổi rất rõ của truyền hình, của nghệ thuật và xã hội. Tuy nhiên, mấu chốt lớn nhất của Táo quân chính là tính báo chí hàng năm. Thế nên, trong khi nhiều người hay lo ngại chương trình bị cũ, bị nhàm chán và lặp lại thì đó lại không phải là cái mà chúng tôi lo. Vì mỗi năm chúng tôi chỉ làm một chương trình Táo quân, không làm nhiều nên không bao giờ lo bị nhàm chán cả. Cái chúng tôi lo nhất là làm sao để mỗi năm mình có được một góc nhìn hài hước, dí dỏm về những vấn đề xảy ra trong năm đó.

Cũng trong 15 năm ấy, các bạn có thể thấy hành trình thay đổi không chỉ với riêng chương trình mà là sự thay đổi của chính các nghệ sĩ. Lúc đầu, họ bước vào Táo quân với sự hồn nhiên, là ừ, truyền hình mời thì tôi làm thôi. Nhưng sau đó, họ ý thức được sự mong đợi của khán giả, về giá trị của chương trình và đặc biệt là hình ảnh của chính họ khi xuất hiện trong Táo quân. Nên bản thân các nghệ sĩ bây giờ họ cũng đồng hành với mình chứ không chỉ tham gia trong vai trò nghệ sĩ biểu diễn nữa. Họ cùng với chúng tôi tạo nên giá trị của chương trình và ý thức được việc họ phải thể hiện như thế nào để đáp ứng lại mong đợi của khán giả với nhân vật Táo mà họ thể hiện.

Anh vừa nhắc đến sự thay đổi của các nhân vật và nó làm tôi nghĩ đến Bắc Đẩu. Đây là vai diễn có thể thấy rõ nhất sự thay đổi. Vậy sự thay đổi của vai diễn ấy xuất phát từ yêu cầu từ phía chương trình hay là sự cộng hưởng?

- Lúc đầu khi làm chương trình, chúng tôi muốn tạo ra một cái gì đó khác biệt. Chúng tôi muốn Nam Tào, Bắc Đẩu phải là 2 màu sắc khác nhau để khi xuất hiện bên cạnh Ngọc Hoàng, họ sẽ tung hứng với nhau.

Thế nên tôi bàn với anh Công Lý và anh ấy đưa ra ý kiến của anh ấy và mình cũng thêm vào nữa. Thú thật, lúc đầu chỉ là tếu táo, đùa đùa với nhau là tạo ra một ông có ngoại hình rất đàn ông, mặc vest, đầu trọc và diễn xuất hơi “ỏn ỏn”thôi chứ không phải cái gì quá đặc biệt. Công Lý đã chọn một lối diễn khác với Xuân Bắc nhưng không ngờ cách diễn đó lại được khán giả yêu thích. Vì thế, chúng tôi đã kết hợp giữa sáng tạo và cảm nhận, đánh giá từ khán giả, bồi đắp thêm và đến bây giờ thì bộ ba Nam Tào – Ngọc Hoàng – Bắc Đẩu đã được định hình với 3 màu sắc rất khác nhau.

Bây giờ nếu bạn xem trên mạng xã hội, bạn sẽ thấy có rất nhiều phiên bản chế của Táo quân. Các công ty, các đơn vị cũng tự làm những tiết mục tổng kết của mình dựa trên chương trình. Và trong tất cả những phiên bản chế ấy, mọi người mặc nhiên cho nhân vật Bắc Đẩu là “ỏn”. Mà rõ ràng từ xưa tới nay nhân vật này đâu phải như vậy. Đó là điều thú vị nhưng cũng khiến chúng tôi cảm thấy áy náy. Mình tự thấy lỗi đó là do mình gây ra.

Năm nay Táo quân tròn 15 năm, vậy không biết chương trình Táo quân 2018 có đồ sộ hơn không? Sẽ là một chương trình gala chẳng hạn?

- Chúng tôi không làm gala mà chỉ nghĩ 15 năm nó là một cái mốc để mình mừng với nó. Mừng là nó đã đi được một chặng đường rất dài, tạo nên được một thương hiệu không thể phủ nhận.

Với chặng đường 15 năm thì năm nay, sức ép lớn nhất với chúng tôi chính là chất lượng của chương trình, về mặt nội dung. Còn trong việc dàn dựng, thể hiện thì chúng tôi sẽ cố gắng lồng ghép vào đó những cảm nhận của khán giả, những chi tiết để người ta biết là à, 15 năm Táo quân đã đi qua.

Theo suy nghĩ thông thường, khi người ta đạt đến một cột mốc nào đó thì cái tiếp sau đó sẽ là một chương mới. Vậy con số 15 năm có phải áp lực cho các anh khi xây dựng chương trình trong năm tiếp theo không?

- Áp lực thì năm nào chúng tôi cũng thấy áp lực. Càng đi đường dài và có những dấu ấn thì việc vượt qua nó càng khó, nhất là đối với những người làm sáng tạo. Chúng ta thành công một chương trình là khó, thành công nhiều chương trình thì những chương trình sau đó chúng ta làm sẽ luôn luôn khó. Bên cạnh đó, khán giả ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn vì càng ngày họ càng được thưởng thức nhiều chương trình hay.

Nhưng như tôi đã nói, áp lực lớn nhất đối với chúng tôi chinh là sự mong đợi của khán giả nhưng cũng chính nó là động lực để chúng tôi cố gắng trong mỗi năm. Và chúng tôi đã đi qua 15 năm như thế!

Táo quân: Lụt từ ngã tư đường phố

uy nhiên, trước khi trở thành quan chức thiên đình, Tự Long đã có lúc phải mòn gót cầm cờ hiệu long nhong khắp trên các chiếu chèo, truân chuyên với đủ loại vai kép, đào, mụ, hề.... Sau này, nhờ tài ca hát, Tự Long có được một chân chạy trong nhà Táo, dù chỉ là một tay bảo vệ. Và chỉ một năm sau, anh bất ngờ một bước lên mây, thăng chức tới tận vị trí Táo gặp Ngọc Hoàng vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Từ đây, anh đã dần khiến mọi người quên mất quá khứ “dân anh chị” một thời của mình.

ặc biệt, theo Tự Long chia sẻ, anh thích nhất là công việc của Táo Thoát nước. Dù suốt ngày phải bơi trên phố nhưng công việc “thoát không thông” này giúp anh... được ăn cá cả năm không mất tiền hay tham gia đua thuyền tự chế trên khắp các tuyến đường thủ đô.

Còn nhớ, khi mới đến Thiên đình, dù chỉ thi thoảng được nhảy ra báo cáo nhưng Tự Long đã cho thấy tài lẻ đặc biệt ở lĩnh vực ca hát. Cũng từ đây, cái duyên với việc xướng ca đã vận vào anh. Năm nào cũng vậy, anh đều được chỉ mặt điểm tên thể hiện những ca khúc chế có một không hai của Thiên đình. Thậm chí, vì quá đam mê phục vụ quần chúng mà Tự Long thường bị dập giọng sau mỗi buổi chầu.

Tổng hợp những ca khúc chế chất nhất của Tự Long

ho đến nay, Tự Long đã có trong tay một gia tài nhạc chế làm khuynh đảo chúng dân. Người ta nghe đi nghe lại, học thuộc lòng những bài hát mà anh từng thể hiện. Lâu lâu ló mặt ra đường, anh được mọi người gọi với cái tên giản dị “Táo Tự Long”, “Táo hát”... Ngoài công việc trên Thiên đình, Tự Long hiện đang đảm nhận chức vụ Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội.

inh ra trong một gia đình làm nghệ thuật chẳng mấy khá giả, từ nhỏ Vân Dung đã mơ ước thay đổi cuộc sống của mình. Đến tuổi trưởng thành, khi có chút nhan sắc, chị quyết định đổi đời bằng việc tham chiến ở đấu trường sắc đẹp Hoa hậu Việt Nam. Kết quả, chẳng những chị lọt được vào top 15 người đẹp mà còn may mắn bước một chân vào làng nghệ.

Tuy nhiên, bước chân vào nơi đó được vài năm, trời đất run rủi thế nào, Vân Dung lại vớ ngay được “ông chồng” Công Lý suốt ngày thích rượu chè. Thậm chí, Lý còn có cái tật say vào là yêu cho roi cho vọt, thi thoảng lại “gạt tay trúng má” vợ. Vì tức mình, Vân Dũng đã rời bỏ quê nhà lên Thiên đình mưu sinh.

Táo Vân Dung bụng mang dạ chửa vào chầu Ngọc Hoàng

Đúng là ông Trời thương xót, ngay năm đầu tiên lên Thiên đình, Vân Dung đã trúng tuyển ngay vào biên chế nhà Táo với chức Táo Xã hội, rồi lần lượt kinh qua các chức vụ Táo Kinh tế, Điện lực, Y tế, Giáo dục… Dù đảm nhận chức vụ nào, chị cũng khiến các Táo cùng vào chầu với mình phải “điêu đứng” bởi sự đỏng đảnh, ồn ảo.

ó lần, khi còn đương chức Táo Giáo dục, chị đã mang cả một đội quân lên chầu biểu diễn cho Ngọc Hoàng xem. Lần khác, thay vì mang theo đội quân 500 anh em, Vân Dung lại vác theo cái bụng bầu… 8 tháng. Bụng to vượt mặt, ấy vậy mà chị vẫn có thể vượt rào, leo tường mà chẳng xi nhê, thậm chí còn khuyến mãi cho các đồng nghiệp quan chức nhà Táo một màn biểu diễn văn nghệ cực xập xình. Vân Dung bảo chị thích ồn ào như thế. “Bước chân ra âm thầm lặng lẽ thì không phải cách diễn của mình”, chị nói.

Đỏng đảnh, đanh đá là thế nhưng Vân Dung cũng có gót chân asin. Đó là hai ông Nam Tào và Bắc Đẩu. Từ làng nghệ tới Thiên đình, cứ thấy 2 "hung thần" đó là chị trốn mất hoặc giả vờ dỗi để họ buông tha.

Năm nay, để chuẩn bị cho dấu mốc kỷ niệm 15 năm làm chức Táo, Vân Dung đã chuẩn bị không ít điều đặc sắc cho bản báo cáo của mình trước Ngọc Hoàng. Điều chị mong muốn bây giờ có lẽ là sẽ không bị ốm - thứ mà bất kể mùa lên chầu nào chị cũng dính, chỉ là trước hay sau buổi chầu mà thôi.

“Năm nào, sau khi kết thúc buổi chầu Táo quân, cảm giác cũng giống như là vừa đau đẻ xong vậy, nhẹ bẫng. Năm nay chẳng biết là ốm trước hay ốm sau nữa”, chị nói thêm.

ó lẽ không quá khi nói rằng, không có nhân vật nào trên sân khấu Táo quân 15 năm qua được “chăm chút”, được “biến hóa” và “bung lụa” như Cô Đẩu. Từ diện mạo, vóc dáng, đến cả… mối quan hệ, Cô Đẩu là hiện thân cho sức sáng tạo không giới hạn của ê-kíp Táo quân.

Một nhân vật hội tụ trí tưởng tượng bay bổng, phiêu hết mình nhưng chân luôn chạm đất, để kéo tất cả về thực tế đúng lúc. Một nhân vật đanh đá, chua ngoa, sở hữu những cú đá xoáy đau như “ong chích”, cũng là nhân vật đời nhất của Táo quân. Một nhân vật khiến ai cũng phấp phỏng dự đoán trước giờ diễn. Một nhân vật thách thức với đạo diễn, kịch bản lẫn người người thể hiện nó…

15 năm nhận vai cũng là 15 năm NSƯT Công Lý vui buồn, khóc cười với cô Đẩu. Nói vui về chặng đường này, Bắc Đẩu nói đùa “Công Lý thì ngày càng già đi, còn Cô Đẩu thì ngày càng xinh lên”. Vượt qua tất cả những nhọc nhằn, những áp lực, những phút “mệt mỏi đến muốn bỏ”, Công Lý vẫn nói “được tham gia Táo quân” với anh nói riêng và tất cả các nghệ sỹ nói chung, trước hết là thấy “tự hào”…

hông ai biết ông Nam Tào ra làm sao, Bắc Đẩu như thế nào? Ai bảo đấy là cô Bắc Đẩu hay ông Bắc Đẩu. Không ai quy định cả. Như có sự mách bảo nào đấy, mà tự xây dựng lên. Để hai nhân vật (Nam Tào – Bắc Đẩu) tương tác với nhau thì tạo nên một hiệu ứng nào đó thôi. Sau đấy mới nghĩ ra là cho ông Bắc Đẩu thành hình tương nó như này. Tôi diễn như thế nhưng tôi không hề giả gái, mà là một nhân vật tính cách như thế, với một hình hài như thế” - Công Lý chia sẻ về vai diễn đã làm nên thương hiệu của anh trong 15 năm qua với phóng viên VTV.

Bên cạnh những đổi mới về phương tiện, cách báo cáo, các Táo ở các lĩnh vực, thì sự biến hoá của cô Đẩu có thể coi là một trong những điểm nhấn của Táo quân. Trang phục thay liên tục, đầu tóc đổi thường xuyên, mức độ “đanh đá” thì tăng theo cấp số nhân và trình “bóc mẽ” thì càng ngày càng vô đối.

Táo Vân Dung, trong một lần trả lời báo chí, “thừa nhận”, dù rất ấm ức vì bị “lật tẩy”, “đá xoáy” nhưng Nam Tào và nhất là Bắc Đẩu chính là “đầu mối, gợi mở cho các Táo”.

uộc gặp gỡ của phóng viên VTV News với Cô Đẩu bên lề một buổi tập đêm của ê kíp Táo quân, có thể diễn tả bằng hai từ “chớp nhoáng”. Chớp nhoáng là bởi cả người hỏi, lẫn người trả lời đều phải tranh thủ từng phút một trước giờ tập. Khi chúng tôi hỏi về cô Đẩu, câu chuyện của Công Lý tự nhiên như nói đến một phần của chính con người mình.

“Hóa trang nặng, đau đầu, nó ngứa nó nóng, quần áo cũng nặng, rườm rà không kém. Một cái mệt nữa là tập đêm, giọng khản đặc rồi nhưng đến lúc diễn vẫn phải nói với cái giọng eo éo, eo éo”, Công Lý nói với phóng viên VTV.

“Nam Tào và Bắc Đẩu là hai diễn viên đứng nhiều nhất, diễn nhiều nhất và nói nhiều nhất trong chương trình Gặp nhau cuối năm. Với Nam Tào, Xuân Bắc chỉ cần thuộc lời và diễn đúng với giọng nói của mình. Tôi thì hoàn toàn khác khi, tôi phải gần như biến thành một con người khác với một cách đi lại khác, động tác khác và một giọng nói khác”.

hi được hỏi về một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất khi tham gia Táo quân, Công Lý cho biết, một tai nạn khi “treo mình lên sân khấu” khiến anh đau đến nỗi “không nói nổi”.

“Có một năm, Nam Tào và Bắc Đẩu bị treo lên. Khi móc vào người, treo lên rồi, màn sân khấu đóng rồi, khán giả vào rồi thì cái móc tì vào mạn sườn. Micro thì bật rồi, mình không thể nói được. Bắc (Xuân Bắc vào vai Nam Tào) bị treo bên kia, mình thì bị treo bên này. Cứ ra hiệu mà không thể nói được. Đau tím người. Đến lúc màn mở ra, tự nhủ thôi sắp được xuống rồi. Nhìn xuống dưới thì múa cứ diễn mãi. Đến lúc được xuống thì anh Chí Trung - Táo giao thông tiến vào. Đáng nhẽ mình phải là người mở mồm thoại đầu tiên, thì mình đau đến mức không thể nói được nữa. Anh Chí Trung lại không hiểu, cứ tưởng mình quên lời. Anh cứ nói vòng vo để mình lái vào đươc mà có biết đâu mình đau quá, không nói được”, Cô Đẩu nhớ lại.

Câu nói hài hước nhất của Bắc đẩu trong các năm

hi chúng tôi hỏi, điều gì là quan trọng nhất để chuẩn bị cho vai diễn Cô Đẩu, câu trả lời ngay lập tức của Công Lý là… sức khỏe. Theo anh, không có sức khỏe tốt, không có trạng thái tốt thì sẽ không bao giờ có thể hóa thân nổi thành Cô Đẩu.

Có lẽ bởi chính sự nặng nhọc theo đúng nghĩa đen của từ này mà vào năm ngoái trong một bài phỏng vấn trên VTV News, Công Lý cho biết, anh đã nhiều lần nói đùa với đạo diễn rằng hãy cho anh đổi vai, hãy cho anh được làm một Táo nào đó, mà không phải làm Bắc Đẩu nữa. Nhưng tất nhiên, nguyện vọng của anh… bị từ chối thẳng thừng.

ệt nhọc là thế nhưng chia sẻ với chúng tôi, Công Lý thừa nhận, cô Đẩu luôn có sức hấp dẫn đặc biệt và với một diễn viên thì một vai diễn đầy thách thức luôn rất “khó cưỡng”.

“Sau mỗi mùa Gặp nhau cuối năm, nhân vật Cô đẩu được xây dựng càng trở nên đáng yêu hơn, biến báo linh hoạt hơn. Điều này vô cùng hấp dẫn và thú vị với một người làm trong nghề như tôi”.

“Sau mỗi mùa Gặp nhau cuối năm, nhân vật Cô đẩu được xây dựng càng trở nên đáng yêu hơn, biến báo linh hoạt hơn. Điều này vô cùng hấp dẫn và thú vị với một người làm trong nghề như tôi”.

Lớn hơn nữa, Công Lý nói, điều níu chân anh lại suốt 14 năm qua với diễn Cô đẩu chính là sự chờ đợi đến từ khán giả.

“Cứ gần đến mỗi cuối năm, mỗi khi ra đường tôi lại nhận được rất nhiều câu hỏi như: Năm nay nhân vật Bắc Đẩu có gì mới không? Còn chua ngoa đanh đá không? Có nhẩy lên như năm ngoái không? Nếu mình diễn không tốt, hóa thân không hay, vô hình chung sẽ làm khán giả thất vọng. Đây là điều khiến tôi luôn ghi rằng phải cố gắng nhập vai đạt nhất, hay nhất”.

Có lẽ chính vì thế, dù mái tóc đã ngả màu hoa râm vì tuổi tác, đôi lúc nhăn mặt vì kịch bản “khó nhằn”, Cô Đẩu vẫn “tả xung hữu đột” trong các buổi tập. Tất cả chỉ chỉ chờ đợi những tràng pháo tay của khán giả.

“Chúng tôi có diễn một vở hay đến bao nhiêu nhưng chỉ diễn cho một người xem thì nó sẽ không có sự hào hứng, không có sự tương tác trực tiếp. Nhưng khán giả cười, vỗ tay, chúng tôi lập tức… thăng hoa”.

ì gương mặt khổ khổ hài hài mà Quốc Khánh thường được đạo diễn nhắm đến những vai diễn cười chảy cả nước mắt trên màn ảnh nhỏ, lúc anh là một công chức đến cơ quan bị sếp mắng, hay khi về nhà anh trở thành người đàn ông bị vợ bắt nạt.

Riêng với Táo quân, trong 15 năm qua, kể từ khi thay thế nghệ sĩ Quốc Trượng ngồi lên vị trí Ngọc Hoàng cai quản Thiên đình, Quốc Khánh đã tạo ra một tượng đài mà khó có ai thay thế được. Chính đạo diễn đạo diễn Đỗ Thanh Hải – vị “Tổng tư lệnh” của Táo quân - cũng khẳng định vai Ngọc Hoàng của nghệ sĩ Quốc Khánh là nhân vật ít có cơ hội được diễn hài nhất trong chương trình Táo quân. Thế nhưng đây được coi là một trong những vai diễn trụ cột, không thể thiếu của chương trình.

ách đây hơn chục năm, khán giả nhớ tới Quốc Khánh qua những tiểu phẩm hài của Gặp nhau cuối tuần, trong những màn tung hứng cùng Quang Thắng, Phạm Bằng, Vân Dung. Rồi tới sân khấu Táo quân, anh đã được đạo diễn “chọn mặt gửi vàng” cho vai diễn “ông chủ” Thiên đình. Dù một năm chỉ được ngồi lên chiếc ngai vàng một lần nhưng sự đầu tư, sự chăm chút anh dành cho nhân vật này lại không ít.

“Đây là vai diễn một năm một lần. Ngọc hoàng là nhân vật dân gian, nên đều là tự mình khắc hoạ lên tính cách nhân vật” – Quốc Khánh tâm sự - “Dù áp lực nhưng mỗi lần làm đều khiến mình phải nghiên cứu, đầu tư cho tử tế. Vai này có hơi ít đất diễn nhưng mình phải tìm ra chi tiết để làm, phải biết cách tìm ra từ nhấn nhá để tải câu chuyện”.

“Ai cũng muốn mới, cũng muốn có cái hay nhưng điều quan trọng là câu chuyện trong kịch bản, mình đào sâu vào khía cạnh nào, lĩnh vực nào. Có những cái rất hài, mình có chọc ngoáy thật đấy nhưng phải trên tinh thần xây dựng, chọc ngoáy để người ta nhìn thấy khuyết điểm mà sửa chứ không phải để bôi bác hay nói xấu. Tâm của nghệ sĩ không phải như vậy nên chúng tôi cũng rất cẩn trọng khi làm các vấn đề nhạy cảm, mình phải nói đúng”.

òn nhớ một lần tập ở Cung văn hoá hữu nghị Việt Xô, lúc ấy đạo diễn Khải Hưng vẫn là tổng chỉ huy của chương trình. Kịch bản phần đầu và giữa của kịch bản năm đó rất căng thẳng, Táo nào cũng có sai sót, thậm chí có Táo còn phải quỳ xuống xin từ chức. Trong bối cảnh đó chuyện giải quyết cuối kịch bản là vấn đề nan giải, chúng tôi đều không biết phải giải quyết kiểu gì, giống như kiểu cưỡi trên lưng hổ giờ không biết phải làm thế nào để xuống, cũng không biết sửa bao nhiêu lần đoạn kết", Quốc Khánh kể lại.

"Khi còn 1 tiếng trước giờ diễn, đạo diễn Khải Hưng bất ngờ đưa cho tôi 6 mặt giấy A4 để chuẩn bị cho đoạn kết. Hơn nữa, đạo diễn còn yêu cầu học luôn để chạy chương trình. Lúc ấy, tôi đã cãi nhau với đạo diễn" .

"Tôi nhớ nhất là hành lang ở cung văn hoá lúc ấy rất đông người, nào người nhà diễn viên, nào phóng viên đứng chụp hình, phỏng vấn. Tình trạng đó chẳng thể học được, tôi phải chui vào nhà vệ sinh, vẫn mặc nguyên quần áo diễn ngồi trên bệ, đóng cửa, tay cầm điếu thuốc, tay cầm kịch bản học".

"Diễn xong buổi đó rất nhớ, đầy cảm xúc và có cả nước mắt nữa" - Quốc Khánh nhớ lại - "Lúc ấy, đạo diễn Thanh Hải nói rằng cũng giật mình, chỉ sợ gẫy chương trình".

Ngọc hoàng Quốc Khánh trổ tài hát borelo trong Táo quân 2017

gồi trên chiếc ghế cao nhất, Quốc Khánh nắm trong tay quyền sinh sát đối với quan chức thiên đình, nhất là vào mỗi dịp các Táo vào chầu. Anh khiến mọi người không thể quên mình bằng cái chất giọng khó tả, kế đó là bởi những phát ngôn và hành động dí dỏm, phá cách đến mức không thể nhịn cười.

Đặc biệt, trong những mùa Táo quân gần đây, nhân vật Ngọc Hoàng có thêm nhiều lời thoại hơn, trong đó có những lời nói đanh thép, sâu sắc càng gây ấn tượng với khán giả. Tuy nhiên, tinh thần của vai diễn này với Quốc Khánh vẫn không có thay đổi.

"Diễn xong buổi đó rất nhớ, đầy cảm xúc và có cả nước mắt nữa" - Quốc Khánh nhớ lại - "Lúc ấy, đạo diễn Thanh Hải nói rằng cũng giật mình, chỉ sợ gẫy chương trình".

“Vai của tôi không bịa được, không ê a được bởi tôi sẽ nói những câu mang tính kết luận, nói câu nào là phải ra câu đó. Trong Táo quân, khi trao đổi với các Táo còn có thể hơi diễn chơi chơi tí nhưng vào lúc kết luận cuối buổi chầu thì phải mang tính đanh thép”.

Một điều đặc biệt là khác với các Táo, dù nhân vật của Quốc Khánh có ít thoại nhất trong kịch bản Táo quân, nhưng anh lại luôn phải có mặt trong tất cả các buổi tập luyện. Điều đó đã diễn ra trong hơn chục năm qua.

“Táo quân tập trong 20 ngày. Nếu có Táo chỉ cần tập trong vài ngày là xong phần của mình thì tôi phải có mặt ở buổi tập đủ cả 20 ngày, vì nhân vật Ngọc Hoàng phải ngồi nghe tất cả các Táo báo cáo, thi thoảng đá qua đá lại, rồi còn tổng kết buổi chầu nữa”, Quốc Khánh kể.

áo là chương trình được nhiều người đón đợi. Nó có những cái là nghề, có cái để vui, để tự hào. Chương trình của mình đã trở thành thương hiệu mà điều đó thì không dễ có. Như một sản phẩm, người ta phải được dùng, được trải nghiệm thấy tốt rồi thì nó mới thành thương hiệu được. Chương trình này đã có thương hiệu của nó”, Quốc Khánh nói về Táo quân.

“Khán giả thông minh lắm, có khi mình nói một thì họ hiểu mười. Chương trình này hay ở chỗ đáp ứng được mọi đối tượng khán giả, hài hoà với mọi lứa tuổi từ già tới trẻ. Chính điều đó cũng góp phần tạo nên thương hiệu cho Táo quân” – Quốc Khánh nói thêm “Ở thời điểm cuối năm, nếu chỉ có chút hài tình huống thì nó sẽ giống gala mất, nó phải có tí chọc chọc, ngoáy ngoáy, bơm bơm vá vá mới tạo thành thương hiệu, chọc vào chỗ ngứa của quần chúng”.

Điều thành công của chương trình này, tôi nghĩ là của một tập thể. Thứ 1 đạo diễn Đỗ Thanh Hải là người có tài, thông minh và biết khai thác, nắm bắt được diễn viên và quan sát đời sống thực tế, những hiện tượng, nhịp sống điều chế đưa vào sâu trong chương trình.

Ngoài ra, thành công của chương trình này là anh em diễn viên rất hiểu đạo diễn và đạo diễn cũng rất hiểu diễn viên. Chúng tôi vui vẻ, đoàn kết, nhường nhịn miếng diễn của ai mình phải chìm xuống để cho người ta nổi lên thậm chí phối hợp diễn thêm vào để đẩy lên tạo cảm xúc cho người xem”.

Năm nay, dù đã bước vào U50 nhưng có vẻ như sức khỏe của Ngọc Hoàng Quốc Khánh vẫn rất deo dai. Điều đó được minh chứng bằng sự hiện diện của anh trong tất cả các buổi tập chuẩn bị cho buổi chầu quan trọng vào ngày cuối năm Đinh Dậu này. Và vì thế, mọi người vẫn có thể hy vọng vào những bất ngờ mà Ngọc Hoàng Quốc Khánh sẽ mang đến giống như cách anh làm trong suốt 15 năm qua trên ngai vàng.

ó lẽ đúng như ai đó đã nói “không ai không thể thay thế” nhưng khi bắt đầu bài viết này, chúng tôi chợt nghĩ đến một câu mà của một khán giả trung thành chưa từng bỏ qua bất cứ một chương trình Táo quân nào trong năm 15 năm qua chia sẻ với VTV News rằng, “tôi chưa hình dung ra một ngày nào đó, Ngọc Hoàng hay Nam Tào hay Bắc Đẩu sẽ do các nghệ sỹ khác đảm nhiệm. Có lẽ họ không chỉ là kép chính nữa, họ là kép chính của chính”.

15 năm là quãng đường không phải quá dài nhưng cũng không hề ngắn với tuổi nghề của một người nghệ sỹ. Xuân Bắc nói, anh cùng các anh em nghệ sỹ tham gia Táo quân từ ngày anh “chưa biết gì” và đến bây giờ, mỗi lần về quê, được mọi người gọi “ôi, quan Nam Tào đây rồi”, anh vẫn cảm thấy tự hào…

húng tôi tìm gặp NSƯT Xuân Bắc trong một buổi tập đêm tại Đài Truyền hình Việt Nam trong những ngày được xem là “nước sôi lửa bỏng” chuẩn bị cho Táo quân 15 năm với hy vọng rất nhỏ, có thể “tranh thủ” gặp được anh 5-10 phút. Tuy nhiên, buổi tập bắt đầu ngay, khiến chúng tôi có cơ hội được trò chuyện với Nam Tào dù chỉ một phút. Chúng tôi không thấy thất vọng vì đã chuẩn bị cho tình huống đó từ trước. Trong nhiều năm theo dõi và viết về Táo quân, tình huống đó với chúng tôi không còn là lạ. Chúng tôi im lặng quan sát, không làm bất cứ một việc gì dù là nhỏ nhất, nhằm tránh ảnh hưởng đến buổi tập. Trong vòng cả tiếng, chúng tôi hiểu được, dù là một phần rất nhỏ, lời chia sẻ của Xuân Bắc rằng, cả êkip đã từng ôm nhau khóc khi Táo quân quay xong.

“Vào ngày ông Công, ông Táo, tôi rất nhớ, bố tôi chuẩn bị một bánh pháo không quá to để tiễn ông Công, ông Táo về trời, mẹ tôi chuẩn bị một mâm cúng. Tôi không hiểu nhiều nhưng chỉ biết rằng, từ 23 tháng Chạp là có Tết… Bố tôi nói, cái bếp nấu ăn là nguồn sống của gia đình. Chính những người phụ trách ngọn lửa trong bếp sẽ lên báo cáo với Ngọc Hoàng vào ngày cuối năm. Nhìn lại những năm tháng qua, tôi rất tự hào được đóng vai Nam Tào. Tôi đóng cái vai này rất là vào. Tôi cảm giác Quan Nam Tào phù hộ cho tôi rất nhiều. Đúng là từ ngày đóng vai Nam Tào, sự nghiệp của tôi phát triển rất tốt, rồi tôi cũng xây dựng gia đình, có những đứa con kháu khỉnh”, Xuân Bắc nói trong một cuộc trò chuyện với phóng viên VTV khi Táo quân bước sang tuổi 13.

“Tôi vào vai Nam Tào, nói thực sự là ban đầu tôi chưa ý thức được cái vai ấy nó quan trọng như thế nào. Cho đến năm thứ 3, tôi mới lưu ý đến cái việc quan Nam Tào là người cầm sổ như thế nào? Tôi bắt đầu đọc lại một trong những tác phẩm hay nhất của nhà văn Lưu Quang Vũ – Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt. Trong tác phẩm này, quan Nam Tào chỉ vì trong một lúc sơ sểnh đã gạch tên nhầm một người là ông Trương Ba. Sự nhầm lẫn này đã dẫn đến rất nhiều chuyện rắc rối. Đó cũng chỉ là một câu chuyện trong trí tưởng tưởng dân gian thôi nhưng tôi nghĩ nếu tôi là Nam Tào, tất cả vấn đề nêu ra trong một chương trình Táo quân chầu trời cuối năm, đều phải làm một cách trọn vẹn, chỉn chu để mọi thứ từ đầu đến cuối đều mạch lạc, rõ ràng. Và các quan trên thiên đình càng mạch lạc, rõ ràng bao nhiêu thì người dân càng được nhờ bấy nhiêu. Vì vậy, không chỉ 120 trang kịch bản chứ 200 trang tôi cũng sẽ học thuộc. Tôi học thuộc nó với trong trách nhiệm cá nhân người nghệ sỹ với công việc của mình và cá nhân người nghệ sỹ với những người yêu mến mình”.

Những câu nói hài hước nhất của Nam Tào sau 14 năm

rong một tiết lộ với VTV News, Nam Tào - Xuân Bắc cho chúng tôi biết, kịch bản của Táo quân thường rơi vào khoảng 120 trang. Nhưng độ dài kỷ lục chưa phải là điểm đặc biệt nhất của kịch bản này. Kịch bản chương trình liên tục được thay đổi qua các buổi tập, thậm chí ghi hình - phụ thuộc vào sự sáng tạo, tùy biến của các diễn viên. Nam Tào - Bắc Đẩu và Ngọc Hoàng là ba vai diễn xuyên suốt từ đầu đến cuối, màn nào cũng phải góp mặt, cũng phải trình diễn và cũng phải thuộc thoại.

Xuân Bắc kể, 120 trang kịch bản, đồng nghĩa với cả tháng giáp Tết, anh cũng như các nghệ sỹ khác “quên việc gia đình”. Không kể đến những đêm thức trắng, ăn mì tôm úp, giọng khản đặc vì hoạt động quá công suất, Xuân Bắc nói, dù tự hào, dù ý thức được trách nhiệm của mình nhưng không phải không có những giây phút chạnh lòng. Và lý do của những phút chạnh lòng như thế không phải là sự mệt mỏi của bản thân mà chính là những lúc nghĩ đến gia đình.

“Người Việt Nam mình ai chả sắm Tết, có nhiều sắm nhiều, có ít sắm ít. Ai chả có gia đình, ai chả muốn hướng về quê hương. Cứ ra đường thấy mọi người nườm nượp cành đào, cây quất, chúng tôi thực sự có những lúc tủi thân thật. Nhiều lúc còn đặt ra câu hỏi là mình làm để làm gì trong khi trong năm chúng tôi vẫn có những chương trình khác, đâu chỉ có chương trình này. Vì thế với Táo quân, ngoài công việc, trách nhiệm ra đó còn là món quà, là tình cảm chúng tôi muốn gửi đến mọi người”.

rong cuộc trò chuyện với phóng viên VTV cách đây 3 năm, Xuân Bắc nói, ngoài mồ hôi, nước mắt, ê kíp Táo quân còn chịu một sức ép khủng khiếp mà theo như lời của khán giả là “Táo quân năm nay phải hay”.

“Chúng tôi tự hào, đúng. Năm trước khán giả thích lắm, yêu lắm. Chúng tôi còn chịu một sức ép nữa là làm quần quật, tì tũm hì hụi và rồi nhận được những lời chê. Thực ra phải biết đón nhận những lời chê vì ở đâu đó, một ai đó nói rằng “người khen ta là kẻ thù của ta, những người chê ta mới là bạn ta, thầy ta”. Vấn đề ở đây là gì, nếu những đánh giá nhận xét công tâm và mang tính xây dựng, chúng tôi tiếp nhận ngay, nhưng chúng tôi cũng nhận được những nhận xét không mang tính xây dựng, mang tính vùi dập. Chúng tôi rất là buồn.

Làm chương trình này với anh em nghệ sỹ chúng tôi ngoài sự tự hào còn là tiếng nói. Tiếng nói của anh em nghệ sỹ chúng tôi với những vấn đề mà xã hội đang quan tâm, với những vấn đề đã xảy ra. Và chúng tôi làm với một tinh thần như thế này: hãy tránh những gì chưa hay để sang năm cuộc sống tốt hơn”.

rở lại với quãng đường dài hơn một thập kỷ gắn bó với Táo quân và cả những kì vọng của khán giả, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc có khi nào nghĩ đến chuyện một ngày Táo quân sẽ dừng lại, Nam Tào – Xuân Bắc chỉ nói đơn giản:

heo chia sẻ với báo chí hạ giới, năm 2018 sẽ là năm cuối cùng Táo Chí Trung lên chầu Ngọc Hoàng vào đêm 30 Tết Nguyên đán. Động thái "xin về hưu non" sau hơn 10 năm tham gia các phiên chầu của Táo Chí Trung đang gây nên làn sóng tiếc nuối trong cộng đồng những người hâm mộ Táo quân. Nhưng "Tôi già rồi, không thể thức đêm thức hôm tới 2-3 giờ sáng để tập cùng các bạn rồi trở về nhà lúc 4-5 giờ, 7 giờ lại lảo đảo dậy đi làm" - Táo Chí Trung chia sẻ về lý do xin thôi không lên chầu Ngọc Hoàng.

videochitrung

hác với hình hài "bụng bia" hiện tại, lúc còn trẻ, Chí Trung khá điển trai, đào hoa, từng có thời gian cặp kè cả Juliet (Romeo và Juliet). Chính bản thân Táo Chí Trung cũng tự cho rằng sở trường của mình là sự thâm sâu trong lời nói, truyền tải thông điệp, triết lý sâu xa tới người nghe. Anh từng là nguyên nhân gây lục đục cho gia đình Quốc Khánh - Minh Hằng (Ghen - VFC). Chẳng vậy mà dù không phải dâu nhưng anh từng được nếm trọn cả rổ rau từ bà vợ hay ghen của "Ngọc Hoàng".

rước khi về hưu tại Thiên đình, Táo Chí Trung đang có ý tưởng đăng ký Guiness về việc sở hữu sợ dây kinh nghiệm dài nhất hành tinh, tuy nhiên, hiện vấn đề ngày đang gặp phải sự phản đổi kịch liệt từ Táo Quang Thắng - người cũng có nguyện vọng tương tự.

Những câu nói bất hủ của Táo Chí Trung

au khi ra trường, vì cuộc sống ngoài khổ đeo bám, ngoài đi diễn, Quang Thắng còn phải làm thêm nhiều nghề phụ để trang trải cuộc sống. Ban đầu, anh đi làm thuê cho gia đình một cô chú trong đoàn kịch Hải Phòng, ngày ngày đưa hàng từ Hải Phòng lên chợ Đồng Xuân, tối lại bắt tàu xe ngược trở về đi diễn. Rồi khi việc đưa hàng thưa dần, Quang Thắng phải đi làm phụ xe, rồi kiêm làm bốc vác cho chủ xe.

iệc Táo Quang Thắng sở hữu chiếc mũi to từ khi nào vẫn còn là đề tài gây tranh cãi, chỉ biết rằng tên tuổi Quang Thắng gắn với nó từ khi bộ kiếm pháp "Kiếm vẹo mũi to" do anh sáng tạo bắt đầu vang danh giang hồ. Cuộc sống khó khăn, bản thân lại biết chút võ nghệ khiến Quang Thắng từng có lúc lầm đường lỡ bước. Sau khi cuộc tình sai trái với "Khô mộc thần công xương sườn chưởng" Vân Dung, ái thê của Tần Vương, tan vỡ, Quang Thắng mới quyết định làm lại cuộc đời.

ới số tiền dành dụm được từ những năm tháng bôn tẩu giang hồ, Quang Thắng cuối cùng cũng kiếm cho mình được một công việc văn phòng tử tế hơn. Tự tin với bí kíp "mồm miệng đỡ chân tay", Quang Thắng có được những sự thăng tiến nhanh chóng trong công ty. Khi sự nghiệp đang lên như diều gặp gió, Quang Thắng bất ngờ gặp phải đối thủ không đội trời chung - Quốc Khánh - người sau này lên thiên đình và được biết đến với chức vụ cao cấp nhất - Ngọc Hoàng. Sự cạnh tranh giữa Quang Thắng - Quốc Khánh mỗi cuối tuần từng có thời gian được ví như Siêu kinh điển trên sóng VTV mỗi dịp xuất hiện, song bẵng đi một thời gian, không ai biết tung tích của Quang Thắng ở đâu, chỉ biết sau đó anh trở lại với chức vụ một Táo trên thiên đình.

Những câu nói bất hủ của Táo Quang Thắng

Một số nguồn tin không chắc tin cậy khẳng định rằng, nhận thấy cơ hội thăng quan tiến chức, Quang Thắng quyết định thôi công việc văn phòng để dồn toàn lực chạy đua (chọt) cho chức vụ mới.

Cũng từ nguồn tin trên nhận định, chính nhờ năng khiếu điều khiển ngôn từ đã gần đạt tới trình độ thượng thừa - nịnh mà như không nịnh, cộng thêm, khả năng sử dụng linh hoạt đồng tiền, được trau dồi trong thời gian làm việc công sở, Táo Quang Thắng liên tiếp được đề bạt vào những vị trí quan trọng trên thiên đình như Táo Quốc lộ, Táo Giáo dục, Táo Giao thông, Táo Quy hoạch và hiện đang phụ trách mảng Kinh tế.