Trước tình trạng trên, bệnh viện đã tạm thời ngừng sử loại thuốc cản quang này và họp hội đồng chuyên môn xem xét đánh giá về trường hợp tử vong. Điều tra hồi cứu cho thấy, bệnh nhân tử vong có tiền sử đái tháo đường, đã đặt stent hai lần, được cấp cứu vào bệnh viện trong tình trạng trụy tim. Chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ Viện tim mạch Quốc gia cho thấy, nguy cơ tử vong là rất cao. Bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc cản quang để chụp mạch và can thiệp tim mạch.
‘ Hình ảnh trong chương trình (Nguồn: VTV News )
GS.TS Phạm Minh Thông, PGĐ Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Với bệnh nhân tuổi đã cao, sức khỏe yếu và chức năng tim kém thì tỷ lệ tử vong do bệnh là rất cao, dù là can thiệp kịp thời bệnh nhân vẫn có thể tử vong. Không đủ bằng chứng để nói rằng đây là trường hợp sốc phản vệ, ngay bệnh trụy tim nặng như vậy cũng khiến bệnh nhân có thể tử vong, có thể có dấu hiệu trụy tim mạch và tử vong do bệnh. Cho nên, không có bằng chứng khoa học một cách rõ ràng để nói rằng đây là do sốc phản vệ, do thuốc phản quang".
Trước đó, đã có 4 bệnh nhân bị sốc phản vệ khi tiêm thuốc cản quang Xenetix cùng lô với bệnh nhân tử vong. Dù chưa tìm thấy bằng chứng liên quan đến việc tử vong, nhưng bệnh viện đã quyết định tạm dừng tiêm lô thuốc cản quang Xenetix tại bệnh viện đến khi có kết luận cuối cùng.
TS Nguyễn Hoàng Anh, PGĐ Trung tâm Quốc gia theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Trường ĐH Dược cho biết: "Theo nghiên cứu, tỷ lệ tai biến là 0,01%, những tai biến đó được coi là rất hiếm gặp, thông thường liên quan đến phản ứng dị ứng. Bệnh nhân có thể có nhiều biểu hiện dị ứng ở mức độ khác nhau như rét run, tím tái, khó thở. Nặng hơn nữa bệnh nhân có phản ứng phản vệ, nặng nhất là sốc phản vệ".
Báo cáo của Trung tâm Quốc gia theo dõi phản ứng có hại của thuốc cho biết, từ năm 2006 - năm 2012 cả nước ghi nhận 189 ca tai biến khi tiêm thuốc cản quang, trong đó có 7 trường hợp tử vong.
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với những bệnh nhân có tiền sử: tim mạch, bệnh thận, dị ứng, trầm cảm cần được khám và tư vấn kỹ trước khi tiêm thuốc cản quang để chụp cộng hưởng từ, CT và can thiệp tim mạch.
Mời quý vị và các bạn theo dõi Video chương trình "Cuộc sống thường ngày" của Đài THVN để tìm hiểu về trường hợp bệnh nhân tử vong nghi tiêm thuốc cản quang, tại bệnh viện Bạch Mai.