Danh chính và chính danh trong góp ý Hiến pháp

Quang Đông-Thứ năm, ngày 21/03/2013 09:31 GMT+7

Mạo danh “góp ý” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là việc làm cần lên án. Ảnh: VTV

 Lợi dụng danh nghĩa góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, một số phần tử với suy nghĩ lệch lạc về vai trò lãnh đạo của Đảng đã làm những việc thiếu chính danh. Đây là việc làm cần lên án.

Trong suốt ba tháng qua tháng qua, các tầng lớp nhân dân đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng bản dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi. Sự thẳng thắn, đa dạng, nhiều chiều trong các nội dung góp ý rất có ý nghĩa và đáng được trân trọng, khẳng định tính chính danh, công khai, dân chủ của đợt sinh hoạt chính trị mang tầm lịch sử này. Thế nhưng núp dưới danh nghĩa góp ý Hiến pháp, vẫn có người làm những việc thiếu chính danh khi ngay từ đầu họ đã tước bỏ danh chính của mình.

Những cái tên: Nguyễn Thị Ngọc Hóa, Nguyễn Thị Nếp, Nguyễn Thị Thái… hàng chục, thậm chí cả trăm cái tên như thế được gắn với địa danh Thái Bình. Họ bị đứng tên trong bản kiến nghị trên một số trang mạng Intenet đòi bản Hiến Pháp không quy định vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội, đòi đa nguyên, đa Đảng, phi chính hóa lực lượng vũ trang và tư hữu đất đai. Chỉ có điều trong thực tế, chẳng ai có thể tìm thấy họ.

Ông Nguyễn Văn Luân, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình cho rằng: “Đây là điều chúng ta phải cảnh giác. Họ đã lợi dụng mạng Internet để thực hiện ý đồ không hay để nói xấu quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, đi ngược lại lợi ích của nhân dân”.

Người dân ở Thái Bình cũng cho rằng, góp ý mà danh mà không chính thì không thể tin được. Dù là lý do gì thì đều là những động cơ xấu. “Chúng tôi rất phẫn nộ với ý đồ xấu của một số phần tử mạo danh để nói lên quan điểm của nhân dân Thái Bình là hoàn toàn sai trái, không đúng với sự thật. Bản thân chúng tôi đã chứng minh được điều đó, thấy được vấn đề đó thì hoàn toàn không đúng với quan điểm của Đảng ta”, ông Vũ Ngọc Ngoạn, số nhà 18, tổ 25, phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình nói.

Đồng tình với quan điểm của ông Vũ Ngọc Ngoạn, ông Quách Thước, Số nhà 33, tổ 34 phường Trần Lãm, TP.Thái Bình cũng cho rằng: “Bản thân những người mang danh trí thức đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước là công khai, còn nếu làm việc mạo danh, lấy chữ ký của hết người này, người khác để lấy số đông, như thế là vi phạm pháp luật”.

Tiếng trống cách mạng năm 1930 ở Tiền Hải đến nay vẫn là niềm tự hào của người dân Thái Bình, rất có lý khi nhiều người cho rằng, những cái tên núp dưới các tầng lớp nhân dân ở quê hương cách mạng góp ý về Hiến pháp trên Internet không phải chuyện vô cớ.

Ông Vũ Đình Trích, Giáo dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình khẳng định: “Nhiều người dân ở Nghệ An khi được hỏi về vấn đề này thì họ đều không biết gì cả, thế mà họ lại có tên trong bản kiến nghị đa nguyên, đa Đảng. Còn sự việc ở thái Bình cũng là do một số người bịa ra, chứ không phải nhân dân Thái Bình, gần 2 triệu người dân Thái Bình không như vậy, đó chỉ là một nhóm người bịa ra thôi”.

Vai trò và sứ mệnh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử cách mạng không chỉ được khẳng định bởi tính chính danh mà nhân dân đã tin cậy, giao phó, mà còn được tạo dựng bởi sự hy sinh của những con người bất khuất, kiên trung rất cụ thể. Đó là sự thật không thể thay đổi bằng sự giả mạo.

Mời quý vị xem Video chi tiết tại đây:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước