Các biển báo nguy hiểm giúp cảnh báo người tham gia giao thông sự nguy hiểm phía trước để phòng ngừa, xử trí kịp thời, tránh tai nạn giao thông. Do đó, vị trí đặt và nội dung trên biển báo như thế nào để giúp lái xe nhận biết và xử lý tình huống kịp thời.
Trên Quốc lộ 4D từ Sapa đi Lai Châu, hệ thống cảnh báo, biển cảnh báo nguy hiểm đã được trang bị khá đầy đủ nhưng theo nhiều lái xe, những cảnh báo, biển báo này vẫn chưa đảm bảo đúng chức năng cảnh báo nguy hiểm.
Biển báo cảnh báo nguy hiểm nhưng chữ quá nhỏ.
Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên các tuyến đường đèo, dốc đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân, tài xế và chủ phương tiện. Hệ thống biển cảnh báo đối với lái xe là vô cùng cần thiết nhưng với những cảnh báo với nội dung quá dài, biển báo quá nhỏ, lại được cắm quá gần những khúc cua góc khuất sẽ khó có thể đảm bảo an toàn, nhất là khi lái xe đang tập trung cao độ đi qua những cung đường núi cao, vực sâu, có độ dốc lớn, đường quanh co liên tục, nhiều sương mù...
Sau khi rà soát kiểm tra thực tế, bên cạnh việc tăng cường sửa chữa cải thiện các cảnh báo, biển báo, mở rộng tầm nhìn tại các đoạn đường bán kính cong, bố trí hộ lan có tường chắn tại các vị trí nguy hiểm trên taluy âm, Tổng cục Đường bộ sẽ dành khoảng 400 tỷ đồng từ nguồn vốn bảo trì đường bộ để xử lý ngay các "điểm đen" có tính chất nguy hiểm, cấp bách.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!