Khu vực biển nơi vụ lật thuyền xảy ra. (Ảnh: CNN)
Bya Latt, phát ngôn viên của Đội cứu hộ Shwe Yaung Matta Foundation, cho biết, trong số những người thiệt mạng có 10 phụ nữ và 7 nam giới, tất cả đều là người Hồi giáo Rohingya.
Thảm kịch lật thuyền xảy ra gần thủ phủ Sittwe của bang Rakhine ở khu vực Tây Nam Myanmar.
Ông Latt cho biết thêm, 8 người sống sót được tìm thấy và hiện đang bị giam giữ tại một đồn cảnh sát địa phương.
Một cảnh sát thành phố Sittwe nói với Đài CNN rằng chiếc thuyền đang chở 58 người, trong đó có 3 người lái thuyền.
"Họ gặp bão ngoài biển và thuyền bị chìm dưới những con sóng lớn", quan chức giấu tên nói.
Các hoạt động cứu hộ của cảnh sát địa phương và tổ chức cứu hộ đang diễn ra. Hiện 33 người vẫn mất tích.
Một chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, bị mắc cạn ở vùng biển ngoài khơi Bireuen, tỉnh Aceh, Indonesia, tháng 12/2021. (Ảnh: Reuters)
Các nạn nhân đến từ nhiều địa phương khác nhau, bao gồm các thị trấn Rathedaung, Maungdaw và Buthidaung ở bang Rakhine, quan chức cảnh sát cho biết.
Người Rohingya là một nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi ở Myanmar, quốc gia phần lớn dân số theo đạo Phật. Và những nhà theo dõi nhân quyền nói rằng người Rohingya nằm trong số những cộng đồng bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới. Họ đã phải chịu đựng nhiều thập kỷ bạo lực, phân biệt đối xử, đàn áp và bị từ chối quyền công dân mặc dù đã sống ở đất nước này qua nhiều thế hệ.
Cuộc di cư hàng loạt lịch sử của người Rohingya bắt đầu diễn ra vào tháng 8/2017 sau khi làn sóng bạo lực bùng phát ở bang Rakhine, khiến hơn 700.000 người phải tìm nơi ẩn náu ở nước láng giềng Bangladesh. Toàn bộ ngôi làng bị thiêu rụi, hàng nghìn gia đình bị giết hoặc ly tán.
Tuyệt vọng chạy trốn khỏi các trại tị nạn quá đông đúc ở Cox's Bazar, Bangladesh, các nhóm người Rohingya đã thực hiện hành trình mạo hiểm ra biển để tìm kiếm sự an toàn và tị nạn ở các nước láng giềng. Các chuyên gia lưu ý rằng chuyến đi đầy nguy hiểm từ Cox's Bazaar đến Malaysia có thể mất hàng tuần và điều kiện trên biển rất khó khăn.
Trong khi tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế để giải cứu những người gặp nạn trên biển, các nhóm theo dõi nhân quyền nói rằng hành động cứu nạn nhanh chóng không phải lúc nào cũng diễn ra, đặc biệt là ở những nơi có liên quan đến người tị nạn Rohingya. Nhiều người đã bị từ chối, trong khi phụ nữ báo cáo bị tấn công trong suốt hành trình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!