Người dân Thổ Nhĩ Kỳ tập trung tại Sivas phản đối đảo chính quân sự. (Ảnh: Getty)
Đây là lần thứ hai Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn tình trạng khẩn cấp vốn được áp đặt từ sau cuộc đảo chính quân sự bất thành hồi giữa tháng 7/2016.
Việc áp đặt tình trạng khẩn cấp cho phép Chính phủ nước này ban hành các điều luật mới mà không cần thông qua tại Quốc hội và hạn chế hoặc đình chỉ một số quyền nếu thấy cần thiết.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc duy trì tình trạng khẩn cấp là cần thiết để loại bỏ ảnh hưởng của giáo sĩ Fethullah Gulen hiện đang lưu vong tại Mỹ và bị cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu đã bày tỏ quan ngại về động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn tới việc lạm dụng tình trạng khẩn cấp.
Tính đến nay đã có hơn 41.000 người bị bắt do tình nghi có liên hệ với giáo sĩ Gulen. Trong khi đó, hơn 100.000 người khác cũng đã bị điều tra.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!