Năm 2009, tại Quảng Đông (Trung Quốc), có ít nhất 70 người được xác định ngộ độc chất tạo nạc từ nội tạng lợn.
Năm 1990, 22 người tại Pháp bị ngộ độc sau khi ăn gan bò. Các bệnh nhân được đưa đến bệnh viện với những biểu hiện nặng như: Nhịp tim tăng, căng cơ, đau đầu, nôn, sốt.
Năm 1992, một đại dịch tương tự xảy ra tại Tây Ban Nha với 135 nạn nhân.
Năm 1999, 62 người Italy cũng phải nhập viện khẩn cấp sau khi ăn thịt bò.
Từ năm 1998-2000, tại Hong Kong (Trung Quốc) có tổng hơn 50 ca ngộ độc do chất tạo nạc trong thịt lợn.
Năm 2006, tại Thượng Hải (Trung Quốc), một vụ ngộ độc từ thịt lợn xảy ra trên diện rộng với hơn 330 nạn nhân.
Năm 2009, tại Quảng Đông (Trung Quốc), có ít nhất 70 người được xác định ngộ độc chất tạo nạc từ nội tạng lợn.
Năm 2011, giới chức Trung Quốc phát hiện một lượng lớn thịt lợn tại các chợ đầu mối và hàng loạt sản phẩm từ thịt lợn như hamburger, xúc xích nhiễm chất tạo nạc rất lớn.
Do hiểm họa gây ra quá lớn cho người tiêu dùng, các chất tạo nạc như Clenbuterlol, Salbutamol đã bị cấm dùng trên toàn bộ Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Trung Quốc và nhiều nước khác. Paracetamo hiện cũng đã bị cấm ở 160 quốc gia. Nhiều nước như Hà Lan cũng đã áp dụng các biện pháp rất mạnh, ngoài quy định phạt tiền còn bắt bỏ tù các chủ trang trại cố tình vi phạm. Các đơn vị được bán kháng sinh hay hoocmon cho con người cũng bị kiểm soát rất chặt chẽ.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.