Các chuyên gia đã dành 10 ngày đi khắp Vương quốc Anh, cảnh báo rằng những người gốc Phi tiếp tục gặp phải tình trạng phân biệt chủng tộc và xói mòn các quyền cơ bản của họ. Bác cáo cũng nhấn mạnh "tổn thương" mà những người đang bị phân biệt chủng tộc cảm thấy, đặc biệt là trong hệ thống tư pháp hình sự.
Dominique Day, một chuyên gia nhân quyền của nhóm nghiên cứu, cho biết: "Những gì chúng tôi nhận thấy bao trùm là "văn hóa" sợ hãi, "văn hóa" phủ nhận, nơi cuộc trò chuyện về phân biệt chủng tộc thường liên quan đến việc thao túng tâm lý và ủy quyền (rút bỏ tính hợp pháp) cho những tuyên bố rất đáng tin cậy".
Nhóm nhận thấy nỗi sợ hãi trong các cộng đồng người da màu đã "lan rộng" và sự lan rộng này bao trùm trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nhưng không giới hạn những người xin tị nạn, thế hệ Windrush (người nhập cư tới Anh theo diện Windrush, chương trình dành cho người di cư từ vùng Caribe tới Anh nhằm bù đắp nhân công thiếu hụt ở nước này sau Chiến tranh thế giới thứ 2, có cơ hội được nhập quốc tịch miễn phí), người sống trong nhà ở xã hội và cha mẹ đang trải qua sự giám sát chăm sóc xã hội.
Bà Day nói: "Điều này phổ biến trên khắp các lĩnh vực, các thế hệ, qua các mức thu nhập, nhưng đó là một đặc điểm thực sự trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người da màu ở đây".
Olamide bị cảnh sát còng tay. (Ảnh: Sky News)
Olamide cho biết, anh mới 17 tuổi khi bị cảnh sát giao thông Anh bắt giữ trong một vụ nhầm lẫn danh tính. Anh nói rằng đã bị hai sĩ quan cảnh sát "xử lý", úp mặt xuống vỉa hè và còng tay chặt đến mức bật máu.
"Tôi đã thấy điều này trong phim, tôi đã thấy điều này xảy ra với những người khác và tôi chưa bao giờ nghĩ nó sẽ thực sự xảy ra với mình", anh nói. "Tôi chưa bao giờ phạm tội. Tôi chưa làm điều gì bất hợp pháp, nhưng tôi vẫn phải trải qua điều không nên xảy ra với mình. Thật đáng buồn".
Đáp lại khiếu nại, cảnh sát giao thông Anh cho biết: "Kết quả của khiếu nại đã được hoàn thiện. Không có hành vi sai trái nào được xác định".
Nhóm chuyên gia làm việc của Liên hợp quốc về người gốc Phi đã gặp các đại diện chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Anh, bao gồm cả bộ phận chịu trách nhiệm về bình đẳng.
Bên cạnh một số mặt tích cực, như quốc gia này là "nước dẫn đầu" trong việc thu thập dữ liệu và thực hành dữ liệu tốt., nhóm nghiên cứu đã phát hiện những lỗ hổng trong kế hoạch của Chính phủ Anh liên quan đến việc giải quyết vấn đề phân biệt đối xử bằng cách "tập trung vào bình đẳng về cơ hội chứ không phải bình đẳng về kết quả".
Các chuyên gia cho rằng đây là một thất bại trong việc thừa nhận hoặc đối mặt với việc các cơ hội dành cho người gốc Phi đã bị xói mòn như thế nào trong mọi khía cạnh của xã hội Anh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!