Hàng loạt mối nguy đe dọa gây tử vong cho 1,3 triệu cá voi đại dương

Quỳnh Chi (Theo Euronews)-Chủ nhật, ngày 16/01/2022 09:56 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Các tàu đánh cá gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cá voi và có khả năng khiến các loài cá này đứng trước nguy cơ cao bị tuyệt chủng.

1,3 triệu con cá voi còn lại trong các đại dương trên Trái đất đang phải đối mặt với nguy hiểm trong bối cảnh số lượng các tàu thuyền chở hàng hóa lưu thông ngày càng tăng khi cá voi nổi lên mặt nước và di chuyển đến các khu vực kiếm ăn hoặc sinh sản của chúng.

Lưu lượng hàng hải toàn cầu đã tăng gấp 4 lần từ năm 1992 đến năm 2012. Ở một số nơi trên thế giới, chẳng hạn như Bắc Cực, số tàu thuyền thực tế đã tăng gấp đôi từ năm 2013 đến năm 2018. Trong khi đó, số lượng cá voi đang giảm dần.

Kể từ khi hoạt động săn bắt cá voi thương mại bị cấm vào năm 1986, mối đe dọa lớn nhất có thể đo lường được đối với cá voi là bị cuốn vào bờ biển. Ước tính có khoảng 300.000 con cá voi chết mỗi năm sau khi bị vướng vào ngư cụ.

Tuy nhiên, còn có một mối đe dọa lớn hơn. Các vụ cá voi va chạm với tàu dù không dễ dàng kiểm đếm được nhưng có thể khiến cá voi tử vong. Cảnh tượng đáng buồn xác một con cá voi được gắn vào phía trước của con thuyền đang cập cảng chỉ là một phần nhỏ trong số các vụ tai nạn.

Giám đốc chính sách của Hiệp hội Bảo tồn cá voi và cá heo Bắc Mỹ Sue Fisher cho biết: "Rất khó để biết có bao nhiêu con cá voi đã thực sự bị thiệt hại bởi những mối đe dọa này nếu xác của chúng chìm xuống nước và không bao giờ được tìm thấy trên biển".

Các vụ cá voi va chạm với tàu lớn thường không được chú ý và không được báo cáo.

Hàng loạt mối nguy đe dọa gây tử vong cho 1,3 triệu cá voi đại dương - Ảnh 1.

(Ảnh: AP)

Bà Sue Fisher cho biết thêm: "Nhiều con cá voi được tìm thấy mắc cạn trên bờ với những vết thương do va đập tương tự như bị tàu đâm vào".

Đối với một số quần thể, chẳng hạn như cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương, loài trong danh sách cực kỳ nguy cấp, có môi trường sống chính là vùng biển đông đúc ngoài khơi bờ biển phía Đông nước Mỹ và Canada, vấn đề còn nghiêm trọng hơn. Ủy ban Cá voi quốc tế tuyên bố trên trang web của mình rằng, việc cá voi chết do va chạm với tàu có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự tuyệt chủng và tồn tại của loài này.

Cá voi đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hệ sinh thái biển lành mạnh và đối phó với biến đổi khí hậu. Chúng cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật phù du, nơi hấp thụ 40% tổng lượng CO2 được tạo ra trên Trái đất. Loài động vật biển có vú khổng lồ này cô lập khoảng 33 tấn CO2, nhiều gấp 1.500 lần lượng COmà một cây xanh hấp thụ trong một năm.

Tổ chức Bền vững Thế giới (WSO) cho biết, mối đe dọa tiềm ẩn rình rập từ những tàu lớn có thể được giải quyết bởi các chính phủ, nhà khai thác, thậm chí cả người tiêu dùng.

Tổ chức này đang vận động để thay đổi tuyến đường một số con tàu đi ngang qua các khu vực cho ăn hoặc chăn nuôi quan trọng. Theo báo cáo của WSO, các khu vực có nguy cơ cao bao gồm bờ biển phía Nam của Sri Lanka, vịnh Hauraki ở New Zealand, quần đảo Canaria và biển Địa Trung Hải, cùng một số khu vực khác.

Hiệp hội Thương mại, Hội đồng Vận tải biển thế giới không đưa ra bình luận nhưng tuyên bố trong phản hồi rằng, họ đang giải quyết vấn đề, làm việc chặt chẽ với hai tổ chức môi trường gồm Quỹ Quốc tế về phúc lợi động vật và Bảo tồn cá voi lớn.

Hiệp hội thương mại cũng như WSO đang làm việc với giới chức Sri Lanka để di chuyển các tuyến vận tải biển ở bờ biển phía Nam nước này. Số vụ va chạm gây tử vong cho cá voi đã tăng gần gấp đôi trong 40 năm qua, khiến quần thể cá voi xanh địa phương giảm hơn 50%.

Hàng trăm con cá voi bị mắc cạn tại Australia, ít nhất 90 cá thể đã chết Hàng trăm con cá voi bị mắc cạn tại Australia, ít nhất 90 cá thể đã chết

VTV.vn - Lực lượng cứu hộ Australia bắt đầu chiến dịch giải cứu gần 300 con cá voi bị mắc cạn tại một vịnh hẻo lánh ở đảo Tasmania, miền Nam Australia.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước