Hội thảo Khoa học: "Xu hướng Đông Tây y kết hợp trong điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ" bàn luận về hiện trạng và xu hướng điều trị mới để phòng ngừa đột quỵ cho người bệnh tăng huyết áp.
Hội thảo có sự tham gia của GS. TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT Trung ương và các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Hội thảo cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo người bệnh tăng huyết áp đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Phát biểu tại hội thảo, GS. TS Nguyễn Văn Thông đã chia sẻ kết quả điều tra mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, tính riêng tại Việt Nam, 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt trong những năm gần đây, bệnh tăng huyết áp có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê, gần 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp.
Những khó khăn và sai lầm trong điều trị gây tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh tăng huyết áp
Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông, tăng huyết áp là bệnh mạn tính, nếu muốn ổn định huyết áp và phòng ngừa đột quỵ, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị huyết áp lâu dài kết hợp điều chỉnh lối sống theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, những khó khăn trong việc lựa chọn thuốc điều trị phù hợp cùng với tâm lý chủ quan vì xem nhẹ mức độ nguy hiểm của bệnh khiến nhiều người mắc phải những sai lầm nghiêm trọng: bỏ thuốc ngay khi thấy huyết áp hạ hay khi gặp tác dụng phụ, tự ý tăng liều thuốc để hạ nhanh huyết áp, không theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, chưa chủ động phòng ngừa các biến chứng bệnh, và sử dụng Đông Tây y kết hợp để duy trì huyết áp mục tiêu.... Vì vậy, huyết áp của người bệnh có thể tăng cao đột ngột (cơn tăng huyết áp), là nguyên nhân gây tăng nguy cơ đột quỵ và đột quỵ.
GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch hội Đột quỵ Việt Nam
Khi đột quỵ xảy ra, điều trị đột quỵ do tăng huyết áp gặp nhiều khó khăn do những tổn thương thần kinh ở các mức độ khác nhau, để lại hậu quả nặng nề như: khuyết tật kéo dài, sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức, giảm tuổi thọ, mất khả năng lao động thậm chí gây tử vong…. Chưa kể chi phí nằm viện, sự đảo lộn cuộc sống của gia đình và người thân, thuốc điều trị, hoặc phải sử dụng các biện pháp điều trị tiêu huyết khối hoặc lấy bỏ huyết khối rất tốn kém và không phải cơ sở nào cũng có khả năng thực hiện. Biện pháp hữu hiệu nhất để người bệnh tăng huyết áp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ là chủ động kiểm soát huyết áp ở mức an toàn dưới 140/90mmHg.
Giải pháp nào giúp người bệnh nâng cao hiệu quả ổn định huyết áp và dự phòng đột quỵ?
Theo TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, thực tế cho thấy, thuốc Tây y có tác dụng nhanh trong hạ huyết áp, nhưng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như: nổi mẩn ngứa, ho, nhức đầu, khó thở và ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Trong khi đó, thuốc Đông y với các thảo dược hỗ trợ điều trị lại thiên về điều trị tổng thể, hài hòa, từ căn nguyên của bệnh, đồng thời nâng cao chức năng các tạng như Tâm, Can, Thận, có tác dụng hạ huyết áp chậm nhưng lại an toàn và giúp huyết áp ổn định lâu dài.
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT Trung ương
Kết hợp Đông Tây y trong điều trị, không chỉ giúp kiểm soát tốt huyết áp, cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh Tăng huyết áp mà còn phòng ngừa các biến chứng của bệnh, trong đó có đột quỵ. Đây cũng là xu hướng chung của Y học hiện đại vì phát huy được thế mạnh của cả y học cổ truyền và y học hiện đại, nâng cao hiệu quả điều trị.
Tiến sĩ Vân Anh cũng đã chia sẻ một giải pháp an toàn, bền vững nâng cao hiệu quả kiểm soát huyết áp và dự phòng đột quỵ thông qua kết hợp Đông - Tây y trong điều trị: "Xưa kia cha ông đã có rất nhiều bài thuốc điều trị chứng huyễn vựng (tăng huyết áp) như: Thiên ma câu đằng ẩm, Lục vị quy thược, Bán hạ bạch truật thiên ma thang, Giáng áp hợp tễ... Trong đó nổi tiếng là bài "Giáng áp hợp tễ". Qua nghiên cứu hiện đại, người ta đã thấy rằng các dược liệu: Địa Long chứa enzyme Fibrinolytic giúp phân hủy cục máu đông; Nattokinase là enzym tiêu hủy huyết khối, ngăn ngừa cục máu đông tái hình thành; Hòe Hoa chứa hàm lượng Rutin cao từ 6-30% giúp tăng sức bền thành mạch, hạn chế nguy cơ vỡ, đứt mạch máu; Sự kết hợp của các dược liệu trong bài Giáng áp hợp tễ với các thành phần nói trên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giảm được các tác dụng phụ của thuốc điều trị Tây y, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng đột quỵ".
Các dược liệu quý này đã được đưa vào ứng dụng thực tiễn, bào chế thành dạng viên uống tiện lợi, tiêu biểu có thể kể đến TPBVSK Hạ áp Ích Nhân - hỗ trợ hạ huyết áp, hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến.
Với việc cập nhật thông tin về hiện trạng bệnh tại Việt Nam và trên Thế giới, hội thảo khoa học "Xu hướng Đông Tây y kết hợp trong điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ" đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh để người bệnh chủ động hơn trong điều trị. Đồng thời, chuyên gia đã cung cấp cho người bệnh một giải pháp an toàn, bền vững giúp nâng cao hiệu quả ổn định huyết áp và dự phòng đột quỵ.
Hội nghị khoa học với giải pháp mới trong điều trị bệnh tăng huyết áp và dự phòng đột quỵ
TPBVSK Hạ Áp Ích Nhân được bào chế từ các thành phần: Địa Long, Nattokinase, Hòe hoa và bài Giáng Áp Hợp Tễ, có công dụng:
- Hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch.
Mọi thắc mắc khách hàng có thể liên hệ:
- Tổng đài tư vấn miễn cước: 1800.6316
- Website: http://huyetapcao.vn/
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.