Từ bán ngô, bán sắn đến “hiện tượng" Sơn La

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 07/10/2020 06:14 GMT+7

VTV.vn - Tại Hội nghị thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc mới đây, Sơn La được xem như "hiện tượng".

Từ một tỉnh đi bán sắn, bán ngô, chỉ sau 5 năm, Sơn La đã trở thành trung tâm chế biến, sản xuất rau quả lớn nhất vùng Tây Bắc với 11 nhà máy chế biến nông sản lớn, diện tích cây ăn quả đứng thứ 2 trong cả nước, xuất khẩu sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những giàn chanh leo đang dần phủ xanh vùng đất dốc xã Chiềng Sung. Một hecta chanh leo cho năng suất 25 - 30 tấn. Chỉ có 1 hecta chanh leo, trừ chi phí, mỗi năm, anh Nam (xã Chiềng Sung, Mai Sơn, Sơn La) đã có thu nhập 300 triệu đồng.

Từ bán ngô, bán sắn đến “hiện tượng Sơn La - Ảnh 1.

Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn cho các nhà máy là định hướng tái cơ cấu nông nghiệp bền vững của Sơn La. (Ảnh minh họa: Báo Nhân dân)

"Chúng tôi không lo cảnh được mùa mất giá nữa. Đầu ra luôn luôn ổn định. Sản phẩm làm ra đến đâu bán được đến đấy", anh Nam chia sẻ.

Cuối tháng 9, tổ hợp chế biến rau quả Doveco Sơn La đã chính thức được khởi công tại huyện Mai Sơna. Ba nhà máy chế biến nước quả cô đặc, rau quả đông lạnh và đồ hộp có tổng công suất 50.000 tấn sản phẩm mỗi năm, tương đương với khoảng gần 500.000 tấn rau quả nguyên liệu sẽ được tiêu thụ.

Hiện Sơn La có 11 nhà máy chế biến nông sản lớn. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn cho các nhà máy là định hướng tái cơ cấu nông nghiệp bền vững của địa phương này. Dự kiến, chỉ trong thời gian ngắn tới, tỉnh sẽ có 1 triệu tấn trái cây mỗi năm, từng bước đưa Sơn La trở thành trung tâm sản xuất và chế biến rau quả lớn của cả nước.

Từ bán ngô, bán sắn đến “hiện tượng Sơn La - Ảnh 2.

Sơn La đã trở thành trung tâm chế biến, sản xuất rau quả lớn nhất vùng Tây Bắc với 11 nhà máy chế biến nông sản lớn. (Ảnh minh họa: NLĐ)

Chỉ trong 10 ngày qua, Sơn La đã chứng kiến 2 tổ hợp chế biến rau quả, 1 nhà máy khởi công xây dựng, 1 nhà máy đi vào hoạt động.

Năm nay là năm thứ 7 thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững". Năm nay, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu do dịch bệnh, nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng, là điểm sáng của nền kinh tế. Đó là những kết quả vững chắc từ định hướng tái cơ cấu mà chúng ta đã và đang thực hiện.

Bài học từ Sơn La nói riêng, từ vùng trung du miền núi phía Bắc nói chung cho thấy không điều gì là không thể và để tái cơ cấu nông nghiệp thành công có rất nhiều điều quan trọng hơn là mức độ lớn hay nhỏ của ngân sách.

Vùng nguyên liệu lớn - Yếu tố tiên quyết để đặt nhà máy chế biến nông sản Vùng nguyên liệu lớn - Yếu tố tiên quyết để đặt nhà máy chế biến nông sản

VTV.vn - Theo các doanh nghiệp, vùng nguyên liệu đủ lớn là điều kiện tiên quyết để họ quyết định đặt nhà máy, là động lực cho tổ hợp chế biến nông sản phát triển

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước