Trí tuệ nhân tạo và tương lai của nền kinh tế

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 19/01/2019 15:01 GMT+7

VTV.vn - Theo dự báo của Công ty Mc Kinsey, đến năm 2030, trí tuệ nhân tạo - AI sẽ gia tăng lợi nhuận kinh tế thêm 13.000 tỷ USD, đóng góp 1,2 % GDP toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo và những tác động của nó tới nền kinh tế là những nội dung được quan tâm nhất tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội. Trí tuệ nhân tạo là cốt lõi trong quản trị, tác động mạnh mẽ tới mọi ngành nghề là một số ý kiến từ các đại biểu tham dự diễn đàn này.

8.700 tỷ USD cho Nhật Bản, 7.000 tỷ USD cho Trung Quốc là ước tính giá trị mang lại của trí tuệ nhân tạo trong tương lai. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất đang là xu thế tại nhiều quốc gia.

Tại Việt Nam, mặc dù điều kiện kỹ thuật để tự phát triển AI còn hạn chế nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế Internet của Việt Nam trong 3 năm qua, đạt hơn 38%, cùng với sự cởi mở của người dùng đang mang đến những cơ hội mới cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Trước những dịch chuyển của kinh tế thế giới, chuyển đổi số chắc chắn sẽ là tất yếu trong tương lai của kinh tế Việt Nam. Cùng với quá trình chuyển đổi số sẽ là sự thay đổi trong phương thức sản xuất và cấu trúc lực lượng lao động. Bài toán đặt ra lúc này là làm thế nào để thích nghi với những thay đổi và sẵn sàng nắm bắt cơ hội của mình.

Theo tính toán từ Bộ Thông tin và Truyền thông, sau hơn 20 năm, Việt Nam hiện có khoảng 60 triệu người dùng Internet, đứng thứ 16 toàn cầu. Đây là một tiềm năng lớn cho công nghiệp nội dung số nói riêng và kinh tế số nói chung.

Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội lớn trước mắt, người lao động Việt Nam sẽ phải sẵn sàng với việc có thể mất việc làm vào tay các máy tính.

Để sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các chuyên gia cho rằng, thay vì lo lắng mất việc làm, mỗi người sẽ phải chủ động tiếp cận và tích lũy những kỹ năng mới, sẵn sàng cho việc làm chủ các cỗ máy hiện đại trong tương lai.

Chuyển đổi số chắc chắn đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế, cho các nhà quản lý khi phải thay đổi từ tư duy quản trị, các chính sách pháp luật cho tới các phương thức kinh doanh. Việt Nam có vượt qua thách thức và tạo ra được bứt phá được hay không, điều đó phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng với những dịch chuyển mới.

'Kinh tế số là động lực tiên phong trong phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam' "Kinh tế số là động lực tiên phong trong phát triển nhanh và bền vững ở Việt Nam" Giá trị của dữ liệu thời kinh tế số Giá trị của dữ liệu thời kinh tế số Nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam đạt 9 tỷ USD Nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam đạt 9 tỷ USD

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước