Sự thật về mạng xã hội tự xưng Vitae

VTV Digital-Thứ bảy, ngày 12/09/2020 06:28 GMT+7

VTV.vn - Để thu hút người dùng tham gia, mạng xã hội tự xưng có tên là Vitae đến từ Thụy Sĩ hứa hẹn rằng "ai vào cũng có tiền, thậm chí có nhiều tiền".

Mạng xã hội tự xưng Vitae quảng cáo cho thu nhập "khủng"

Thu nhập thụ động tới 28.000 USD/tháng (hơn 600 triệu đồng); Ma trận 3x8 của Vitae sẽ giúp bạn… đây là lời quảng cáo về một mạng xã hội tự xưng Vitae tràn ngập trên mạng những ngày qua.

"Vitae là mạng xã hội phân quyền, tất cả những người vào đây đều sẽ có tiền", người dẫn dắt tham gia mạng xã hội tự xưng Vitae nói.

Tin vào lời quảng cáo trên, hàng nghìn người trên khắp các tỉnh, thành đã tụ họp tham gia hội nghị, tọa đàm về Vitae với mong muốn kiếm được nhiều tiền.

Sự thật về mạng xã hội tự xưng Vitae - Ảnh 1.

"Ma trận" do mạng xã hội Vitae vẽ ra.

Để có thể kiếm tiền từ mạng xã hội tự xưng này, người dùng phải đặt cọc 200 USD để đăng ký tài khoản và giữ chỗ trên website: Vitae.co. Sau đó, nếu muốn có thu nhập thì người dùng phải phát triển hệ thống theo các loại sơ đồ "ma trận" do mạng xã hội tự xưng này vẽ ra. Đó là ma trận 3x8, ma trận 5x5 và ma trận 2x10; cứ mời được càng nhiều người tham gia thì càng có nhiều tiền.

Người dẫn dắt tham gia mạng xã hội tự xưng Vitae nói: "Họ chỉ cần 1 người đầu tư vào đây 200 USD, sau đó đi lan tỏa Vitae cho 3 người khác. Chỉ cần 3 người thôi, còn nếu anh chị làm được nhiều hơn càng tốt, anh chị càng giàu hơn thôi".

Các luật sư cho rằng đây thực chất là mô hình kinh doanh đa cấp, khi người trước được hưởng lợi hoa hồng của việc giới thiệu và phát triển hệ thống tới hàng chục cấp bậc. Thế nhưng, danh sách các công ty được cấp phép kinh doanh đa cấp của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chưa có tên của mạng xã hội Vitae đến từ Thụy Sĩ. Cơ quan này cũng đã đưa ra cảnh báo về việc Vitae đang có dấu hiệu của việc kinh doanh đa cấp trái phép.

Mạng xã hội tự xưng Vitae lấy tiền ở đâu để trả cho người dùng?

Một người tự xưng là "Đại sứ của Vitae" cho biết ban đầu tham gia Vitae, anh chỉ đóng 5,5 triệu đồng và 4 tháng sau anh đã có thu nhập 150 triệu đồng, tức gấp gần 28 lần số vốn bỏ ra ban đầu. Vậy Vitae lấy tiền ở đâu để trả cho người dùng?

"Khi tương tác quảng cáo, 100% tiền đổ về Vitae nhưng họ chỉ giữ lại 10% và 90% lượng tiền sẽ đổ ngược lại xuống trả cho người dùng", người dẫn dắt tham gia Vitae khẳng định.

Sự thật về mạng xã hội tự xưng Vitae - Ảnh 2.

Đông đảo người dùng tại Việt Nam tham gia mạng xã hội tự xưng Vitae.

Theo số liệu thống kê của trang Similarweb, mỗi tháng trang Vitae.co chỉ có chưa đầy 200.000 người truy cập. Trong đó, gần 70% lượng truy cập hầu hết đến từ Việt Nam. Nếu tính theo đơn giá hiện nay của YouTube tại thị trường Việt Nam, 1 lượt xem, truy cập sẽ được 50 đồng. Như vậy, với 200.000 lượt truy cập, mỗi tháng trang Vitae.co chỉ thu về được khoảng 10 triệu đồng tiền quảng cáo.

"Không có ai đại diện gì cả, công ty nằm ở Thụy Sĩ. Tất cả chúng ta vào đây là như nhau. Còn việc có gì đảm bảo hay không thì chả có gì đảm bảo", người dẫn dắt tham gia Vitae nói.

Mạng xã hội tự xưng Vitae: Cảnh giác “miếng pho mát trong bẫy chuột” Mạng xã hội tự xưng Vitae: Cảnh giác “miếng pho mát trong bẫy chuột”

VTV.vn - Những lời hứa hẹn "ai vào cũng có tiền, thậm chí có nhiều tiền" liệu có dễ kiếm đến thế? Có phải ai cũng đủ tỉnh táo để không bị "sập bẫy" bởi 1 miếng pho mát thơm ngon?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước