Những ngày này, các nhân viên sở thuế vụ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang phải làm việc hết công suất. Hồ sơ Panama giống như một cú hích mạnh, khiến tất cả thức tỉnh trước tình trạng lỏng lẻo của hệ thống tài chính tại nhiều quốc gia.
Mùa thu năm ngoái, hơn 100 chuyên gia thuế của OECD đã đề xuất hiệp ước mới gọi tắt là BEPS. Hiệp ước này yêu cầu các công ty phải công khai thông tin về doanh thu, đóng thuế đúng nơi mà họ kinh doanh và đồng hóa luật thuế giữa các quốc gia. Đã có 44 quốc gia ký tên vào hiệp ước này.
“Rất nhiều tập đoàn đã chuyển tiền kiếm được tới một quốc gia khác, những nơi được gọi là thiên đường thuế để lợi nhuận của họ không bị đánh thuế. Trước giờ thì đây là một hành động công khai và được coi là hợp pháp, nhưng hiệp định mới này sẽ biến hành động này trở thành phạm pháp” - ông Pascal Saint-Amans, Sở thuế vụ của OECD cho biết.
Một kiểu trốn thuế khác mà hồ sơ Panama khui ra là trốn thuế ở mức cá nhân. Vào năm 2014, OECD cũng đã đề xuất một điều luật yêu cầu các ngân hàng và văn phòng thuế phải trao đổi thông tin khách hàng. Vậy là không còn trò chơi trốn tìm nữa, nhưng hồ sơ Panama cho thấy, vấn đề không phải là bao nhiêu quốc gia sẽ cùng chung tay chống lại nạn trốn thuế, mà là làm thế nào để tất cả các quốc gia đều ký tên vào những hiệp ước này.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!