Nhìn lại hơn 2 năm Whole Foods "về chung nhà" với Amazon

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 10/12/2019 11:58 GMT+7

VTV.vn - Thương vụ mua lại Whole Foods của Amazon thực sự đã kích hoạt một cuộc chạy đua trên thị trường bán lẻ thực phẩm Mỹ nhưng người khởi đầu lại đang tạm tụt lại phía sau.

Cách đây hơn 2 năm, thông báo của Amazon về việc mua lại Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD đã tạo ra cú sốc lớn trên thị trường bán lẻ thực phẩm tại Mỹ, khiến cổ phiếu của nhiều hãng bán lẻ truyền thống đồng loạt rớt giá mạnh. Tất cả đều chờ đợi một sự thay đổi lớn trên thị trường bán lẻ thực phẩm Mỹ từ tập đoàn thương mại điện tử này. Nhưng sau 2 năm rưỡi, mọi thứ đã diễn ra không như mong đợi.

Theo Forbes, sau 2 năm rưỡi về chung nhà với Amazon, nhiều sự thay đổi đã diễn ra tại Whole Foods. Các chương trình giảm giá Amazon Prime bắt đầu được áp dụng cho các khách hàng thành viên. Công ty cũng bắt đầu tăng cường khả năng hoạt động trực tuyến của mình, với dịch vụ giao hàng trong vòng 2 giờ đồng hồ Prime Now. Bên cạnh đó, Whole Foods cũng hưởng lợi lớn khi bổ sung thêm 7.500 mặt hàng từ 1.900 nhà cung cấp mới thuộc mạng lưới của Amazon.

Tuy nhiên, theo The Business Insider, yếu tố quan trọng nhất là doanh thu thì lại không mấy thay đổi. Thống kê hàng quý cho thấy, sau khi về với Amazon, doanh thu của Whole Foods là hơn 4 tỷ USD, tăng không đáng kể so với trước đó. Thị phần trên thị trường bán lẻ thực phẩm tại Mỹ mà Amazon nắm giữ thông qua Whole Foods, chỉ đứng thứ 9, kém xa các đối thủ truyền thống.

Lý giải cho vấn đề này, The Business Insider chỉ ra rằng, Whole Foods có 2 đặc điểm là trở ngại cho nỗ lực thúc đẩy bán hàng thực phẩm trực tuyến của Amazon đó là giá sản phẩm quá cao và mạng lưới cửa hàng quá nhỏ. Với chưa đầy 500 cửa hàng trên khắp nước Mỹ, Whole Foods không thể giúp Amazon tiếp cận khách hàng nhanh như Walmart, Kroger hay Target. Khoảng cách về giá giữa sản phẩm của hãng so với các đối thủ khác, dù đã giảm đáng kể sau khi được Amazon mua lại, vẫn cao hơn 12-13% so với các đối thủ, khiến tập khách hàng bị thu hẹp.

Theo Forbes, một vấn đề khác chính là việc thương vụ mua lại Whole Foods của Amazon đã khiến các hãng bán lẻ truyền thống vô cùng lo ngại, từ đó đầu tư mạnh tay hơn vào các dịch vụ bán hàng trực tuyến. Walmart đang cung cấp dịch vụ giao nhận hàng thực phẩm không giới hạn với mức phí 98 USD/năm trong khi Koreger thử nghiệm dịch vụ giao nhận bữa ăn và thực phẩm tới khách hàng trong vòng 30 phút.

Amazon thâu tóm Whole Foods: Cơn địa chấn với ngành thực phẩm thế giới Amazon thâu tóm Whole Foods: Cơn địa chấn với ngành thực phẩm thế giới

VTV.vn - Thương vụ của tập đoàn Amazon mua lại chuỗi siêu thị nông sản hữu cơ Whole Foods trị giá lên tới 13,7 tỷ USD đang là cơn địa chấn” đối với ngành thực phẩm thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước