Chủ nghĩa bảo hộ - Vấn đề kinh tế trọng tâm tại G20

Phương Huyền - Anh Dũng (PV thường trú Đài THVN tại Anh)-Thứ sáu, ngày 07/07/2017 09:52 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chủ nghĩa bảo hộ sẽ là đề tài nóng tại Hội nghị 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 lần này.

Hội nghị nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G20 sẽ có cuộc họp trong 2 ngày 7/6 và 8/6 tại thành phố Hamburg, Đức. Hội nghị lần này được chờ đợi với nhiều yếu tố đặc biệt.

Là Hội nghị G20 đầu tiên Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự, Mỹ lần đầu tiên đối diện đầy đủ các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế quan trọng sau tuyên bố rút khỏi hiệp định chống biến đổi khí hậu, hay vấn đề an ninh nóng lên sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Riêng về khía cạnh kinh tế, tài chính, cũng không ít vấn đề đang chờ đợi các nhà lãnh đạo tại G20 lần này.

Tờ The Guardian của Anh trích lời IMF, kinh tế toàn cầu đang khởi sắc. Nhưng tổ chức này cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo G20 rằng quá trình hồi phục tăng trưởng toàn cầu đang chịu nhiều rủi ro với việc nhiều quốc gia theo đuổi các chính sách bảo hộ thương mại và sự thất bại trong hợp tác ở nhiều lĩnh vực, điển hình là hiệp định chống biến đổi khí hậu.

Theo IMF, một khuôn khổ hợp tác đa phương hiệu quả trong quan hệ kinh tế quốc tế là cần thiết để hình thành sự tăng trưởng cân bằng, bền vững. Lịch sử đã cho thấy, theo đuổi các chính sách riêng lẻ cục bộ chỉ tạo nên tác hại với tất cả các nền kinh tế.

Theo Finiancal Times, lời nhận định này hàm ý chỉ trích thẳng đến những chính sách gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mới nhất là kế hoạch áp thuế và hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm thép vào Mỹ, được ông Donald Trump gọi là kế hoạch vì an ninh quốc gia.

Financial Times cũng trích một nghiên cứu mới đây cho thấy, những năm gần đây, các nền kinh tế hàng đầu thế giới khác đang ngày càng dỡ bỏ nhiều động thái mang tính bảo hộ dù cho các hàng rào Mỹ dựng lên nhiều thêm. Tờ báo này dự đoán các vấn đề kinh tế sẽ tạo nên không khí căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ với Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo còn lại của G20.

Theo một nhan đề trên BBC, việc sau 4 năm đàm phán, liên minh châu Âu EU và Nhật Bản chính thức đạt được thỏa thuận thương mại tự do FTA là một thông điệp bác bỏ dứt khoát với quan điểm bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay trong đêm cuối cùng trước khi bước vào G20 ở Hamburg. Thông điệp gửi đi là những người từ chối mối quan hệ kinh doanh tự do có thể mất đi những cơ hội lớn về thương mại.

Tờ Telegraph của Anh gửi đến một góc nhìn khác cũng từ một cảnh báo khác mà Quỹ tiền tệ quốc tế gửi đến các nước G20 về lĩnh vực tài chính. Theo IMF, rủi ro tài chính toàn cầu đang tăng lên do các nền kinh tế đều đang đặt mức lãi suất rất thấp. Trong khi đó, tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu Mỹ có thể chững lại và bong bóng tín dụng ở Trung Quốc bị cảnh báo có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.

Khách quan mà nói, xét về kinh tế, Hội nghị G20 tại Hamburg ngày 7/8 vẫn có thể gọi là khai mạc trong không khí lạc quan. Kinh tế toàn cầu đã có một năm theo đà hồi phục đi lên. Một không khí khác hơn nhiều so với những kỳ họp G20 các năm trước khi mà hội nghị bị phủ không khí u ám của tăng trưởng bất ổn hay triển vọng bị điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, đa số các ý kiến phân tích cho rằng vẫn nên thận trọng với sự lạc quan đó ở G20 năm nay vì kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và yêu cầu các nỗ lực chính sách cần thiết để quá trình phục hồi được củng cố.

Bảo hộ thương mại - Vấn đề đau đầu của ngành thép toàn cầu Bảo hộ thương mại - Vấn đề đau đầu của ngành thép toàn cầu Nhật, Trung, Hàn cam kết chống lại bảo hộ thương mại Nhật, Trung, Hàn cam kết chống lại bảo hộ thương mại G20 cảnh báo về chủ nghĩa bảo hộ thương mại G20 cảnh báo về chủ nghĩa bảo hộ thương mại

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước