Ảnh minh họa - Dân trí.
Trong đó, lượng người dùng tại Philippines chiếm 50,17%, tiếp đến là người dùng tại các quốc gia Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Singapore.
Chương trình có hơn 300 doanh nghiệp của 10 nước thành viên tham gia cung cấp dịch vụ, hoạt động mua sắm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Các ngành hàng được chia ra trongchương trình bao gồm sàn thương mại điện tử, hàng thủ công, điện máy - đồ gia dụng, nội thất, thời trang, dịch vụ, du lịch, dịch vụ ăn uống (F&B) và một số ngành hàng khác. Trong đó, các ngành hàng thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia là F&B, đồ nội thất và thời trang.
Chương trình thu hút được nhiều doanh nghiệp uy tín tại các thị trường thành viên trong khối ASEAN như Qafa Haus (Brunei Darusalam), Zalora, Madalagos Chocolate (Philippines), Alibaba, Lazada (Malaysia), Pazzion, Escala Fashion, Shopee (Singapore).
Bên cạnh những sàn thương mại điện tử lớn quen thuộc như Shopee, Sendo, Voso, Fado, chương trình thu hút gần 150 doanh nghiệp tham gia bán hàng tại thị trường Việt Nam.
Trong bối cảnh phức tạp của dịch COVID-19, các hoạt động như Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN đang mang lại những hiệu quả tích cực, trở thành cầu nối cho hoạt động giao thương trong giai đoạn hiện nay.
Thành công của Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN năm nay sẽ là dấu ấn, tạo đà cho sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực ASEAN, hướng đến một thị trường kinh tế số dẫn đầu trong giai đoạn tiếp theo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!