Y học tái sinh là một chuyên ngành của y học nhằm tìm cách tái sinh hoặc thay thế các mô và cơ quan bị tổn thương. Năm 2017, các nhà nghiên cứu của bang Ohio đã phát triển một công nghệ mới gọi là truyền mô nano (tissue nanotransfection) hay công nghệ TNT.
Công nghệ này được nhúng trong một con chip tí hon và có thể tái lập trình các tế bào da để sửa chữa các cơ quan và mạch máu. Quy trình không xâm lấn bao gồm đặt một con chip bằng kích thước một chiếc tem thư trên da và đưa một dòng điện nhỏ qua nó. Quá trình đưa các trung gian truyền ADN vào cơ thể trong chưa đầy một giây.
Cho đến nay, trọng tâm nghiên cứu là trên động vật, nhưng trong năm 2018 các thử nghiệm lâm sàng đang được thiết lập để sẵn sàng bắt đầu.
Thông thường vào thời điểm ung thư tụy được phát hiện, khối u đã lan rộng và chẩn đoán đồng nghĩa với án tử. Bằng công nghệ đảo ngược tế bào ung thư giai đoạn cuối về trạng thái tế bào gốc, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai protein quan trọng xuất hiện trong máu của bệnh nhân khi họ phát triển bệnh.
Xét nghiệm có thể sẵn sàng để sử dụng trong vòng một vài năm tới cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Vắc xin được tạo ra bằng cách lấy các tế bào miễn dịch từ máu của bệnh nhân, sau đó cho tiếp xúc với chất liệu từ khối u để huấn luyện chúng xác định và thâm nhập các tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) nhận thấy rằng tế bào miễn dịch chống ung thư được cơ thể sản xuất nhiều hơn có liên quan với khả năng sống thêm nói chung, cho thấy vắc xin có hiệu quả.
Tại thời điểm một năm, 100% bệnh nhân được nhận vắc xin - tất cả đều bị ung thư giai đoạn cuối - vẫn còn sống so với chỉ 60% những người chỉ nhận được hai loại thuốc.
Các nhà khoa học đã tạo ra những con heo con thiết kế (biến đổi gen) sao cho các tạng của chúng có thể ghép an toàn hơn cho người. Họ đã sử dụng một công cụ chỉnh sửa gen mới để loại bỏ hơn 2 chục bản sao gen lợn có thể sản sinh vi-rút nguy hiểm ở người.
Hy vọng là việc ghép tạng khác loài – quá trình ghép tạng từ loài này cho loài khác – cuối cùng sẽ trở thành hiện thực
Một phương pháp điều trị mới gọi là liệu pháp tế bào T CAR tùy biến một thuốc cho từng bệnh nhân, thu thập tế bào miễn dịch của từng bệnh nhân và sau đó biến đổi gen cho các tế bào này để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó được hy vọng là một cách điều trị sẽ sống lâu dài hoặc thậm chí vĩnh viễn với bệnh nhân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!