Mục tiêu của chương trình là tạo ra lợi nhuận từ rác thải nông nghiệp để thúc đẩy mô hình phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
"Dự án sẽ góp phần giảm 600.000kg khí thải carbon từ hoạt động đốt rơm rạ mỗi năm. Điều này đóng góp lớn cho chương trình nghị sự xanh của đất nước", ông Wilfered Madius Tangau nói.
Hàng năm sẽ có 57.000 tấn rơm rạ nguyên liệu được cung cấp cho các nhà máy để sản xuất bao bì sinh học tự phân hủy. Các sản phẩm này sẽ được tiêu thụ ở Malaysia, xuất khẩu sang Đức, Anh và một số quốc gia láng giềng. Lợi nhuận thu được ước tính lên đến 1,7 triệu USD mỗi năm.
Tại Malaysia, hàng năm có 57.000 tấn rơm rạ được cung cấp cho các nhà máy để sản xuất bao bì sinh học tự phân hủy.
Đối với những người nông dân Malaysia, họ sẽ kiếm được thêm thu nhập từ việc bán rơm rạ và được cung cấp miễn phí hạt giống cho mùa vụ mới.
"Người nông dân sẽ kiếm thêm được 90 USD - 120 USD cho mỗi ha từ việc bán rơm rạ, thay vì việc họ đốt chúng như trước đây", ông Abdullah Mohamad - Chủ tịch Hiệp hội nông dân Nam Pendang cho hay.
Hiện nay, ngành công nghiệp đóng gói thân thiện với môi trường sẽ có tiềm năng phát triển hơn do những nỗ lực của chính phủ Malaysia và các nước khác trong việc giảm sử dụng vật liệu đóng gói bằng nhựa. Dự án sản xuất bao bì sinh học tự phân hủy của chính quyền bang Kedah đã đạt được thành tựu đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của cộng đồng nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!