Tính đến nay, vẫn chưa nhiều trường áp dụng được phương pháp này trong quá trình giảng dạy. Nhưng với những trường đã áp dụng, kết quả học tập có nhiều chuyển biến tốt do tạo được hứng thú với học sinh, đặc biệt tích hợp, liên môn trong tiết học Ngữ văn.
Ghi nhận tại trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội, một hoạt cảnh diễn trong đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” - đoạn trích hay nhất của tác phẩm, do chính các em học sinh thể hiện.
Em Đỗ Hà My - học sinh trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội (1 học sinh tham gia đóng vai trong đoạn trích) chia sẻ: "Với những tiết học như thế này, em thấy hiểu và nắm rõ hơn về cốt truyện".
"Trước đây, em có diễn 1 vai trong tác phẩm Quan âm thị kính, khi diễn xong, em đã làm một bài văn và được điểm rất cao, bởi em đã hiểu rõ hơn về nhân vật"- em Ngô Hoàng Thắng cho biết.
Không chỉ kết hợp diễn xuất, tùy theo từng bài học, học sinh còn có thể vẽ tranh, sưu tầm ảnh, hay xem những đoạn phim ngắn để thuyết trình. Các bài văn cũng được nhóm thành các nhóm chủ đề, như: tình yêu thương con người, sự sẻ chia... để học sinh cảm thụ ý nghĩa tốt hơn.
Có thể thấy, áp dụng phương pháp ạy học thông qua thực hiện tích hợp, liên môn đã giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm, tạo hứng thú cho học sinh.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!