Một học sinh đã lên đến lớp 6 tại tỉnh Sóc Trăng nhưng lại không biết đọc, thậm chí, cũng không thể viết được tên ai khác, ngoại trừ tên mình. Hiện nay em học sinh này đã bị trả về lớp 1.
Tìm hiểu khả năng thực sự của em học sinh bị trả về lớp 1 cho thấy, em không đọc được dù là một câu trong bài tập đọc cũ. Đây là kết quả rất khó chấp nhận đối với 1 học sinh lớp 6. Nhưng, điều đáng nói, nguyện vọng cho con ở lại lớp của phụ huynh trước đó không được nhà trường quan tâm.
Sự dễ dãi về đánh giá chất lượng học tập bậc tiểu học còn nằm ở cách tính điểm. Theo quy định, điểm trung bình môn Tiếng Việt, sẽ là trung bình cộng của phần đọc và phần viết (trong đó, điểm đọc là trung bình cộng của đọc thầm và đọc thành tiếng; điểm viết là trung bình của viết chính tả và tập làm văn). Mỗi lần tính trung bình số lẻ đều được làm tròn, như vậy, một học sinh dù thực tế chỉ có 3,5 điểm, vẫn có thể đạt điểm 5 do làm tròn đến 3 lần.
Dù do cách tính điểm dễ dãi, hay do giáo viên chưa quan tâm đến chất lượng thực sự cần đạt được, người thiệt thòi đầu tiên vẫn là học sinh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!